Cách thức xây dựng chỉ tiêu chè khô sản xuất trong nước

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chè khô được bày bán, các sản phẩm này trước khi đưa đến tay người tiêu dùng đã phải trải qua các khâu chế biến khắt khe, đáp ứng các chỉ tiêu sản xuất chè khô. Tuy nhiên thực tế cách thức xây dựng chỉ tiêu chè khô sản xuất trong nước không phải doanh nghiệp hay cá nhân nào cũng giống nhau và nắm rõ. 

Bởi “cảm nhận” của nhiều người vẫn cho rằng đó là những kinh nghiệm được truyền lại nhau chứ không theo khuôn khổ nào. Do đó để xây dựng được các chỉ tiêu chè khô là khó khăn mà nhiều doanh nghiệp gặp phải. Luật Việt Tín xin được chia sẻ cách thức xây dựng chỉ tiêu chè khô phù hợp, đảm bảo đối với các doanh nghiệp đã đang và sẽ sản xuất, kinh doanh loại sản phẩm này qua bài viết.

Hiện trạng việc sản xuất chè khô trong nước

Chè khô – hay còn gọi là trà, là một thức uống phổ biến tại Việt Nam. Từ những góc phố phường thân quen nơi thành thị cho đến các miền nông thôn yên bình, từ các quán hàng quán vỉa hè cho đến các chỗ vui chơi, cổng nơi làm việc, thứ thức uống “đắng, chát, ngọt” dù là mùa đông hay mùa hè vẫn được người dùng lựa chọn. Điều này dường như đã gắn liền với văn hóa của người Việt qua bao nhiêu đời dẫu cả những “thăng trầm lịch sử”.

Việt Nam có tiềm năng lớn phát triển chè khô và chè tươi

Với diện tích đồi chè lớn cộng với khí hậu phù hợp có thể thấy được tiềm năng to lớn của sản phẩm chè Việt Nam. Những cây chè xanh ở Việt Nam mỗi năm đều cho ra trữ lượng lớn sản phẩm chè tươi và chè khô. Khác với chè xanh (chè tươi), chè khô là sản phẩm được bàn tay hay máy móc chế biến qua lửa để thành những mẩu chè cô lại gọn, chè khô sẽ để được lâu hơn, dễ vận chuyển,… 

Các loại trà (chè khô) của Việt Nam được đánh giá cao như: chè Tân Cương (Thái Nguyên), Chè shan tuyết (Hà Giang), Chè Ô long (Lâm Đồng),… Ngoài ra cách thức chế biết dù là truyền thống hay hiện đại đều biến những sản phẩm dân dã thành thứ thức uống “sang trọng” chè ướp sen, chè hoa nhài,… Chính vì thế mà sản phẩm chè khô được các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, không chỉ cho người Việt, mà còn xuất khẩu sang các quốc gia khác.

Tất nhiên vẫn còn những “gian lận” làm chè “bẩn” hay mượn các thương hiệu nổi tiếng để trục lợi, vì “đồng tiền làm lóa mắt” mà đánh mất niềm tin đối với người tiêu dùng. Chính vì vậy việc thực hiện yêu cầu công bố sản phẩm, công bố chất lượng sản phẩm với mặt hàng chè khô sản xuất trong nước là việc làm bắt buộc nhằm tạo các tiêu chuẩn chất lượng chung cho cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh loại sản phẩm này.

Cách thức xây dựng chỉ tiêu chè khô sản xuất trong nước

Việc bắt buộc thực hiện công bố chất lượng sản phẩm chè khô phải rõ ràng, minh bạch. Do đó việc thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm chè khô vì thế là quy trình bắt buộc trong quá trình thực hiện thủ tục công bố chất lượng sản phẩm.

Hiện nay chưa có quy chuẩn hay tiêu chuẩn nào về các chỉ tiêu chất lượng đối với sản phẩm chè khô.

Pháp luật hiện hành chưa có quy định rõ ràng về cách thức xây dựng chỉ tiêu chè khô

Vì vậy, việc xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm dành cho sản phẩm chè khô trong nước là công việc khó khăn không chỉ đối với các cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh, mà ngay cả với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu muốn tiến hành thủ tục công bố sản phẩm chè khô. Luật Việt Tín xin được đưa ra định hướng trong việc xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm chè khô sản xuất trong nước cụ thể như sau:

Bước 1: Đầu tiên quan trọng và mất thời gian nhất, các cá nhân lẫn doanh nghiệp cần thực hiện phân loại sản phẩm chè khô của mình là: 

  • Búp chè được sao khô
  • Lá chè được sao khô
  • Cành chè được sao khô

Với mỗi loại như trên có những chỉ tiêu chất lượng khác nhau;

Bước 2: Các cá nhân hộ kinh doanh, doanh nghiệp cần để ý đến các chỉ tiêu kim loại nặng(như Pb,…), các chỉ tiêu vi sinh vật(như e.coli,…) đối với sản phẩm chè khô là những chỉ tiêu nào.

Bước 3: Các cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp cần chú ý đến quy định tại Thông tư số 50/2016/TT-BYT ban hành ngày 30/12/2016 của Bộ Y tế đã quy định về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong thực phẩm (ở đây là chè khô). Qua đó kiểm tra với sản phẩm chè khô của mình cần phải kiểm nghiệm những chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nào, thông số bao nhiêu,…

Chúng tôi đưa ra các gợi ý cho cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp chú ý đến các chỉ tiêu cần thiết đối với sản phẩm chè khô như sau:

  • Các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu gồm: Cafein; Chất chiết tan trong nước; Hao hụt khối lượng ở mức 1030C;Hàm lượng EGCG trong lá; Một số chỉ tiêu khác như: Độ ẩm, tro,..
  • Các chỉ tiêu về kim loại nặng: Chì, cadimi,…
  • Các chỉ tiêu về các loại vi sinh vật: Tổng số vi sinh vật hiếu khí; Coliforms;E.coli; Salmonella; Cl.perfringens ; P.aeruginosa; F.streptococci; Tổng số bào tử nấm men-mốc
  • Hàm lượng hóa chất không mong muốn trong sản phẩm: Endosulfan; tổng số Aflatoxin;
  • Một số loại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật khác theo quy định tại Thông tư số 50/2016/TT-BYT.
Lưu ý các chỉ tiêu cho chè khô để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt
Lưu ý các chỉ tiêu cho chè khô để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân cần phải kiểm đầy đủ các chỉ tiêu nêu trên thì mới có thể thực hiện hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm chè khô qua đó mới đảm bảo điều kiện cần để lưu hành sản phẩm ra thị trường. Trường hợp kiểm thiếu chuyên viên thụ lý hồ sơ sẽ yêu cầu doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân thực hiện kiểm bổ sung điều này mất thời gian, công sức, tiền bạc mà thậm chí mất cơ hội kinh doanh.

Luật Việt Tín với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh lực công bố sản phẩm, công bố chất lượng sản phẩm, luôn sẵn sàng giải đáp tư vấn các thắc mắc của quý khách hàng về điều kiện công bố, các thủ tục hồ sơ pháp lý đầy đủ chuyên nghiệp đặc biệt thông qua dịch vụ pháp lý của chúng tôi quý khách hàng yên tâm về việc xây dựng chỉ tiêu chè khô sản xuất trong nước, qua đó dễ dàng đưa được sản phẩm tốt đưa đến tận tay người tiêu dùng. Mọi chi tiết xin liên hệ ngay với chúng tôi, để Luật Việt Tín đồng hành trên mỗi bước đi của doanh nghiệp bạn.