Cần chính sách hỗ trợ dài hạn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được thông qua và chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2018. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện đang rất kỳ vọng vào những chính sách hỗ trợ từ Luật mới này. Tuy nhiên, có thể thấy, muốn doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển thì Nhà nước cần đưa ra các chính sách hỗ trợ dài hạn chứ các chính sách ngắn hạn kiểu “mồi câu” sẽ không có hiệu quả. Chủ một doanh nghiệp nhỏ và vừa về xuất khẩu hàng thêu đan-ông Nguyễn Văn Nguyên cho biết, doanh nghiệp vừa và nhỏ như doanh nghiệp của ông gặp khó khăn về thuế, vốn, chiến lực kinh doanh. Thủ tục hành chính rườm rà, tốn nhiều chi phí và thời gian, từ khâu thành lập doanh nghiệp cho tới khi hoạt động, doanh nghiệp chỉ lo làm thủ tục cũng hết ngày. Công ty của bà Bùi Hồng Hà chuyên phát triển sản phẩm vi sinh ứng dụng nông nghiệp lại khó khăn khi tiếp cận vốn ngân hàng nên không thể phát triển được.

Cần chính sách hỗ trợ dài hạn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Từ ngày 1/1/2018, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chính thức có hiệu lực, các doanh nghiệp này sẽ nhận được hỗ trợ. Các chủ doanh nghiệp đang rất kỳ vọng với những chính sách hỗ trợ mà luật mới này mang lại. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & đầu tư Đặng Huy Đông cho biết, điểm mấu chốt của luật đó là song song với việc trợ giúp những dịch vụ cơ bản mà các doanh nghiệp cần thì còn tạp ra các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trọng điểm phù hợp với mục tiêu hỗ trợ, khả năng cân đối nguồn lực trong từng thời kỳ.

Luật nhận diện, giới hạn biện pháp hỗ trợ với 7 biện pháp chung về thông tin, nhân lực, thuế, tín dụng, công nghệ, thị trường, mặt bằng cùng 3 nhóm biện pháp hỗ trợ mục tiêu gồm chuyển đổi hộ kinh doanh, chuỗi liên kết, khởi nghiệp sáng tạo. Luật không hỗ trợ các khoản tiền mặt riêng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa mà chỉ hỗ trợ người đi hỗ trợ, không yêu cầu ngân hàng có ưu đãi cho doanh nghiệp vay vốn mà khuyến khích ngân hàng đạt tối thiểu 30% dư nợ tín dụng trong hệ thống cho doanh nghiệp.

Vì ngân hàng là một doanh nghiệp đặc thù nên Luật không áp đặt phải hạ tiêu chuẩn cho vay. Các ngân hàng đều có quyền huy động vốn xã hội,  trong đó 97% doanh nghiệp vừa và nhỏ nằm trong khu vực này. Các doanh nghiệp là khách hàng chính thì ngân hàng sẽ hướng tới cho nên không có lý do nào mà doanh nghiệp nhỏ và vừa lại là tác nhân để ngân hàng cho vay dưới chuẩn được.

Từ góc độ các ngân hàng-một nhân tố sẽ tham gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đại diện Ngân hàng VPBank nhận định do những khúc mắc về tài sản tài chính nên 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Hiện tại VPBank đã có những chính sách mới áp dụng cho đối tượng doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn. Ngân hàng không đặt nặng vấn đề vào hệ thống sổ sách mà sẽ cử cán bộ ngân hàng tìm hiểu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nếu thấy có khả năng sẽ làm thủ tục cấp vốn. Lãi suất sẽ khác với gói vay thông thường nhưng đảm bảo là mức lãi cạnh tranh nhất.

Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 với 4 chương và 36 điều luật. Luật quy định tiêu chí xác định đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm có doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội không quá 200 người bình quân mỗi năm, đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí có tổng vốn không quá 100 tỷ hoặc tổng doanh thu năm trước liền kề không quá 300 tỷ. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới chuyển đổi từ hộ kinh doanh hay các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cũng nhận được hỗ trợ từ Luật mới này, Nhà nước sẽ hỗ trợ trọng tâm, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ, cân đối nguồn lực, có thời hạn.Với Luật hỗ trợ này, các doanh nghiệp nhỏ và vừa kỳ vọng vào chính sách hỗ trợ lâu dài chứ không phải chộp giật.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận