Điểm mới về quy định về an toàn thực phẩm theo nghị định 15/2018/NĐ-CP

Trong nhiều năm thực hiện nghị định 38/2012 NĐ-CP đã góp phần hướng dẫn thi hành nhiều vấn đề an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, cùng với những thay đổi trên nền kinh tế, cũng như cải cách thủ tục hành chính hiện nay. Nhiều điểm trong quy định trong quy định cũng về nghị định 38 không còn phù hợp. Chính vì vậy Nghị định 15/2018 ban hành ngày 02/02/2018 và có hiệu lực thi hành vào 02/02/2018.

Tranh cãi từ Nghị định 38
Nghị định 38/2012 NĐ-CP quy định về an toàn thực phẩm

Theo đó, Nghị định 15/2018/NĐ-CP có một số nội dung đáng chú ý như sau:
– Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm bao gồm:

– Thủ tục tự công bố sản phẩm; thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm; bảo đảm ATTP biến đổi gen; cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu; ghi nhãn thực phẩm; quảng cáo thực phẩm; điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe; điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm; truy xuất nguồn gốc thực phẩm; phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP.

– Tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc với thực phẩm.

– Tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi, phụ gia thực phẩm có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

– Các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; sản xuất kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định; sơ chế nhỏ lẻ; kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn; sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; nhà hàng trong khách sạn; bếp ăn tập thể không có đăng ký nghành nghề kinh doanh thực phẩm; kinh doanh thức ăn đường phố; cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực.

GMP là tiêu chuẩn WHO đánh giá chất lượng thuốc để được lưu hành hay không?
GMP là tiêu chuẩn WHO đánh giá chất lượng thuốc để được lưu hành hay không?

Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm:

Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên nghành trở lên thì cơ quan quản lý sản phẩm có sản lượng lớn nhất trong các sản phẩm của cơ sở sản xuất là cơ quan quản lý; đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên nghành trở lên thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan quản lý chuyên nghành về an toàn thực phẩm để thực hiện các thủ tục hành chính.

Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng ban chỉ đạo liên nghành về vệ sinh an toàn thực phẩm; Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm đặc thù của địa phương; tổ chức tiếp nhận và quản lý hồ sơ, cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

Xem thêm: Công bố thực phẩm nhanh, hiệu quả 99,99%, bạn đã biết chưa?

– Ngoài ra còn có một số nội dung khác như: quy định quảng cáo thực phẩm; điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất bảo vệ sức khỏe, sản xuất kinh doanh phụ gia thực phẩm; truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

 

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận