Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư PPP

Văn phòng Chính phủ vừa ra thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc đầu tư theo hình thức đối tác công – tư PPP. Kết luận nêu rõ mô hình đầu tư theo hình thức BOT được triển khai từ 20 năm trước đã được sửa đổi và bổ sung nhiều lần song vẫn tồn tại nhiều vướng mắc như phải chịu tác động từ Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật Ngân sách nhà nước, Luật xây dựng…; chưa xác định rõ ràng giữa PPP và xã hội hóa đầu tư; một số nội dung tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP và Nghị định 30/2015/NĐ-CP chưa phù hợp… Đặc biệt nhiều nhà đầu tư còn hạn chế về kinh nghiệm và còn yếu kém về năng lực tài chính.

Trước tình hình đó cần phải tập trung nghiên cứu và thay đổi chính sách phát luật, đơn giản hóa thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để tạo điều kiện thu hút đầu tư, huy động nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội. Các Bộ ngành và địa phương sẽ phải nghiêm túc chấn chỉnh, đặt lợi ích cộng đồng lên hàng đầu và tuyệt đối không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực.

Trước những thiếu sót tại Nghị định 15 và 30/2015, Phó Thủ tướng đã giao cho Bộ Kế hoạch & Đầu tư tiếp thu ý kiến từ các Bộ ngành, địa phương cùng các thành viên ban chỉ đạo để sửa đổi. Những thay đổi sẽ được Bộ Tư pháp thẩm định và trình lên Chính phủ trong tháng 8 tới đây.

Trong đó vấn đề cần lưu ý nhất là quản lý theo cách tiếp cận đầu ra. Có nghĩa là cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ công bố nhu cầu về công trình công để các nhà đầu tư tiếp cận thông tin đầy đủ và bình đẳng. Từ đó nhà đầu tư sẽ tự cân đối nguồn lực của mình để quyết định việc tham gia dự thầu. Nhà đầu tư được phép thu phí dựa trên chất lượng dịch vụ cung cấp đồng thời chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ gắn với quyền lợi của mình.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc triển khai dự án cũng phải tăng cường phân cấp và nâng cao trách nhiệm, quyết định chủ trương đầu tư, cân đối nguồn lực, lựa chọn nhà đầu tư và giám sát thực hiện công trình theo đúng quy định hợp đồng dự án cũng như quy định của pháp luật.

Các bộ ngành và địa phương cần phải dành ngân sách đề hỗ trợ các dự án đầu tư PPP, xem xét hình thức đầu tư công sau khi không đấu thầu được, nghiên cứu rút ngắn thời gian đấu thầu nhưng vẫn đảm bảo công khai, hiệu quả. Trên cơ sở kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn dự kiến và các nguồn lực khác, các bộ ngành và địa phương sẽ tiếp tục rà soát thứ tự ưu tiên để công bố các dự án PPP làm cơ sở kêu gọi nhà đầu tư đồng thời nghiên cứu giải pháp thu hút đầu tư công khai và minh bạch.

Phó Thủ tướng đã giao cho Bộ Kế hoạch & Đầu tư phối hợp với các bộ ngành và địa phương đẩy mạnh hỗ trợ các dự án ưu tiên từ nguồn vốn hỗ trợ chuẩn bị đầu tư. Ngân hàng Nhà nước được Phó Thủ tướng giao cho phối hợp với Bộ Kế hoạch & Đầu tư cùng Bộ Tài chính đánh giá nhu cầu vốn tín dụng cho các dự án PPP và đề xuất giải pháp thu xếp vốn.

Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp với Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ GTVT và Ngân hàng nhà nước nghiên cứu cơ chế bảo lãnh và áp dụng thí điểm cho một số dự án đầu tư PPP giao thông đồng thời dự thảo cơ chế sử dụng nguồn vốn đầu tư của nhà nước và báo cáo lên Thủ tướng trong tháng 10 sắp tới.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đảm nhận thêm trọng trách hướng dẫn các Bộ ngành và địa phương cập nhật hệ thống mạng đấu thầu và trang thông tin về PPP. Nếu có vướng mắc trong quá trình thực hiện, các bộ ngành và địa phương sẽ đề xuất lên Bộ Kế hoạch & Đầu tư để tổng hợp rồi báo cáo lên Ban chỉ đạo để giải quyết.

Với những thay đổi, bổ sung nêu trên cùng sự hỗ trợ từ các dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chuyên nghiệp tạo điều kiện cho các nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài, chắc chắn trong thời gian tới, kinh tế – xã hội Việt Nam sẽ có nhiều khởi sắc.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận