Ảnh hưởng Covid 19 như thế nào đối với doanh nghiệp mới hiện nay?

Từ đầu năm 2020, cả thế giới “chao đảo” bởi đại dịch covid-19 ập đến quá bất ngờ. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Dịch bệnh đã tác động đến toàn bộ nền kinh tế-xã hội nước ta. Các doanh nghiệp buộc phải linh hoạt, thực hiện chuyển đổi phương pháp làm việc để chống trả những tác động tiêu cực. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp mới thành lập, ảnh hưởng covid-19 gây ra luôn đe dọa trực tiếp đến sự “sống còn”.

Ảnh hưởng Covid 19 trên toàn cầu
Ảnh hưởng Covid 19 trên toàn cầu

Doanh nghiệp mới thành lập tại Việt Nam đa phần là những doanh nghiệp nhỏ, những startup vừa khởi nghiệp. Họ là bộ phận đang đi tìm chỗ đứng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng covid-19 buộc các doanh nghiệp mới phải “gồng mình” để vượt qua giai đoạn khó khăn. Hãy cùng Luật Việt Tín tìm hiểu các vấn đề trên.

Xem thêm: Kinh doanh online thời covid 19 cơ hội và thách thức

Ảnh hưởng đến nguồn vốn của các doanh nghiệp mới 

Doanh nghiệp mới thành lập có nguồn vốn được huy động từ nhiều hình thức khác nhau. Bao gồm: vốn tự có của các chủ doanh nghiệp, vay mượn của người thân, bạn bè; vốn vay từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng,… Vốn đóng vai trò rất quan trọng, là tiền đề cho sự ra đời và cơ sở để doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng của đại dịch covid-19 khiến cho nguồn vốn của các doanh nghiệp mới thành lập ngày càng cạn kiệt, vốn lưu động bị thu hẹp, vốn giao dịch bị đóng băng, khả năng huy động nguồn vốn là rất thấp. 

Khi doanh nghiệp bị thiếu vốn, không huy động được vốn buộc hoạt động sản xuất phải tạm ngừng. Từ đó sẽ kéo theo hàng loạt các hệ lụy tiêu cực cho chủ doanh nghiệp và người lao động.

Ảnh minh họa: Virus Covid 19 ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp
Ảnh minh họa: Virus Covid 19 ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp

Ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp mới

  • Hoạt động sản xuất – kinh doanh bị ngưng trệ.

Thực hiện biện pháp cách ly toàn xã hội theo chỉ thị số 16 của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 30/03/2020 khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp phải tạm ngừng. 

Mọi hoạt động thông thương, đi lại tại các cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không nước ta đều bị đình chỉ. Điều này khiến cho các doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh ngành nghề sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài bị thiếu hụt nguồn nguyên liệu. Đặc biệt là các ngành nghề như: nông sản, dệt may, giày da, lắp rap link kiện điện tử, … 

Theo thống kê mới nhất, hầu hết doanh nghiệp mới thành lập xảy ra tình trạng thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng. Khả năng tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thay thế đối với các doanh nghiệp mới là rất khó.

  • Đầu ra của doanh nghiệp giảm sút trầm trọng

Dưới tác động của đại dịch covid-19, các doanh nghiệp Việt Nam luôn phải “căng não” nghĩ cách tìm đầu ra cho các sản phẩm. Mọi hoạt động giao lưu thương mại tạm nghỉ khiến cho các doanh nghiệp mới mất đi thị trường tiêu thụ.

Bài toán tìm kiếm thị trường tiêu thụ đối với các mặt hàng nông sản như cà phê, chè, gạo,…; các mặt hàng thủy sản tôm hùm, cua, ghẹ,… khó khăn hơn bao giờ hết. Hàng loạt các phong trào “giải cứu nông sản”, “giải cứu tôm hùm”,… bùng lên ở trong nước. Tuy nhiên, các giải pháp nhất thời đó vẫn chưa đủ khả năng giải quyết bất cập trên.

  • Thói quen tiêu dùng thay đổi

Covid-19 là một bệnh đường hô hấp, có khả năng lây bệnh rất nhanh, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người. Do đó, người tiêu dùng luôn tự ý thức để phòng tránh lây nhiễm, tránh tụ tập nơi đồng người, chủ yếu mua sắm trực tuyến và chỉ mua những sản phẩm thực sự cần thiết.

Đồng thời, người dân cũng hạn chế mọi hoạt động giải trí khiến cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này cũng phải tạm ngừng. Điều này làm cho các doanh nghiệp phải khốn đốn vì không còn khách hàng để cung cấp dịch vụ. Đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, karaoke, khách sạn, dịch vụ làm đẹp,….

Ảnh hưởng đến lao động tại các doanh nghiệp mới 

Một số các doanh nghiệp ở nước ta đang rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động. Bởi người lao động lo sợ khả năng nhiễm dịch, hàng loạt người tự ý bỏ việc buộc các khâu sản xuất bị ngưng trệ. 

Ngoài ra, dịch bệnh khiến cho doanh thu của doanh nghiệp bị sụt giảm rất lớn, thậm chí về không. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải thực hiện chi trả các khoản chi như: tiền lương người lao động, tiền thuế, mặt bằng, chi phí duy trì doanh nghiệp,… Trước thực trạng như vậy doanh nghiệp phải làm thế nào?

Nếu doanh nghiệp lựa chọn trả mặt bằng, thu hẹp quy mô kinh doanh, cắt giảm nguồn nhân sự thì sau khi hết dịch doanh nghiệp tiếp tục hoạt động bằng cách nào? Còn nếu lựa chọn tiếp tục duy trì thì doanh nghiệp lấy gì để chi trả các nguồn chi trên? 

Xem thêm: Hướng dẫn giải thể công ty theo đúng quy định hiện hành

Sự vào cuộc của chính phủ 

Trước thực trạng đó, ngày 04 tháng 03 năm 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra chỉ thị số 11/CT-TTg nhằm tháo gỡ các khó khăn, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp mới tiếp cận nguồn vốn. Theo đó, đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch covid-19, ngân hàng nhà nước Việt Nam sẽ hỗ trợ vay vốn, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, hỗ trợ thời hạn trả nợ, xem xét miễm giảm lãi vay, … Gói hỗ trợ tín dụng lên đến 250 nghìn tỷ đồng với lãi suất ưu đãi giảm từ 0,5% – 1,5%/năm giúp các doanh nghiệp khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh.

Song khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp mới thành lập để tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ nêu trên là rất khó. 

Dịch vụ tư vấn pháp lý Luật Việt Tín hỗ trợ quý doanh nghiệp 24/7
Dịch vụ tư vấn pháp lý Luật Việt Tín hỗ trợ quý doanh nghiệp 24/7

Như vậy, có thể thấy khó khăn chồng chất khó khăn đối với doanh nghiệp mới ở nước ta. Vậy lối đi nào cho doanh nghiệp để có thể đương đầu với đại dịch covid-19?

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói 100% – Uy tín, giá rẻ, nhanh chóng

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận