Có nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt cho nước ngọt hay không?

Để bán được sản phẩm nước ngọt ra thị trường doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần tiến hành công bố thực phẩm nhập khẩu hoặc công bố sản phẩm sản xuất trong nước theo các quy định, cụ thể ở đây là mặt hàng nước ngọt. Có một câu hỏi mà doanh nghiệp kinh doanh hay thắc mắc đó là có phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cho sản phẩm này hay không? 

Thực tế chưa có quy định nào ghi phải đánh thuế tiêu thụ đặc biệt cho nước ngọt nên mức giá bán mới rẻ như hiện nay. Vấn đề đặt ra có nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt cho nước ngọt hay không? Hãy cùng Luật Việt Tín đánh giá.

Thực hiện công bố sản phẩm đồ uống không có cồn dễ dàng lưu thông trên thị trường
Các sản phẩm nước ngọt rất phổ biến đối với người tiêu dùng hiện nay

Vấn đề đặt ra

Việc Bộ Tài chính đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% đối với nước ngọt có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp, hiệp hội các ngành Bia – rượu – nước giải khát… 

Với lý do đưa ra: “Điều tiết tiêu dùng đối với đồ uống có ga, có cồn và theo thông lệ quốc tế” các loại sản phẩm sẽ phải chịu thuế bao gồm nước ngọt có ga, nước ngọt không có ga, nước tăng lực, thể thao, trà, cà phê uống liền được đóng gói và sản xuất theo dây chuyền sản xuất nước ngọt.

Bộ Tài chính cũng đưa ra các báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về vấn đề lạm dụng nước ngọt dẫn đến béo phì. Ở Việt Nam, 25% dân số cũng mắc bệnh béo phì do nước ngọt. Việc sử dụng quá nhiều nước ngọt tăng nguy cơ gây ra các tình trạng đáng báo động thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đột quỵ, xơ vữa động mạch vành….

Tuy nhiên, nếu vì những thông tin trên mà Bộ Tài chính quyết định sẽ áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt cho mặt hàng nước ngọt thì có thực sự thỏa đáng? Vấn đề nên hay không nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt cho sản phẩm này? Áp dụng mức thuế suất bao nhiêu là đủ? Áp dụng khi nào? Có nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt cho nước ngọt hay không?

Cùng Việt Tín đi tìm lời giải đáp: Có nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt cho sản phẩm nước ngọt không?

Lợi ích của việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt

Rõ ràng việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt là giải pháp mà nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng. Chúng được cho là sẽ giảm lượng tiêu  thụ của người dân – bài toán kinh tế rõ ràng để hiểu khi tăng thuế. Giá thành chi phí sản xuất sẽ tăng và tỷ lệ thuận với giá cả mặt hàng này. Mục đích là để giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm nước ngọt nhằm tránh tác hại, nguy cơ tiềm ẩn của các sản phẩm đó với sức khỏe của người tiêu dùng.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng thuế suất tiêu thụ đặc biệt cho nước ngọt từ lâu như Pháp, Phần Lan, Hungary, Hà Lan… Ở Đông Nam Á các nước như Thái Lan đã quy định nước ngọt có ga không cồn chịu thuế 25%; tại Lào thu thuế đối với sản phẩm nước ngọt có ga không cồn với mức thuế suất 5% và nước tăng lực với mức thuế suất 10%; tại Campuchia thu thuế đối với nước ngọt 10%. Một số quốc gia như Philippin, Myanmar, Indonesia… cũng đang dự kiến sẽ áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt cho nước ngọt. Việt Nam dự kiến áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt với sản phẩm nước ngọt vào năm 2019 và thuế này sẽ có tác dụng tăng ngân sách nhà nước.

Ảnh hưởng của việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt

– Với người tiêu dùng – đối tượng trực tiếp sử dụng sẽ phải trả thêm tiền để được sở hữu được một chai/ lon nước ngọt.

– Với doanh nghiệp, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt có thể sẽ:

  • Giảm khả năng tiêu thụ sản phẩm;
  • Giảm doanh số;
  • Giảm quy mô sản xuất;
  • Giảm thiểu số lượng lao động. 

Trường hợp giá thành sản phẩm cao sẽ kéo theo khả năng tăng nguy cơ “sinh sôi” các sản phẩm hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, gây khó cho doanh nghiệp.

Bài học nhãn tiền từ thuốc lá, rượu…đã là bài học đắt giá. “Một hiệu ứng domino” kéo theo nhiều vấn đề lớn đặt ra, nếu như thực hiện tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cho nước ngọt – Điều này liệu có đảm bảo được mục tiêu kiềm chế lạm phát của chính phủ khi giá thành của những mặt hàng thông dụng như nước ngọt lại tăng lên? 

Đánh thuế nước ngọt nên hay không?
Đánh thuế nước ngọt nên hay không?

Kết luận

Luật Việt Tín không nói đến vấn đề đúng sai. Bởi quyết định có hay không, tăng hay giảm đều là hai mặt của một vấn đề, đều sẽ có điểm được và điểm chưa được. 

Nhưng với tình hình trước mắt, việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng nước ngọt theo chúng tôi đánh giá là hợp lý, bởi trên thực tế mặt hàng nước ngọt cũng không phải là mặt hàng quá thiết yếu con người như thực phẩm và nước. Hơn nữa nước ngọt có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nếu như lạm dụng sử dụng quá mức cho phép, thuế suất tiêu thụ đặc biệt cũng chưa được áp dụng ngay điều này giúp các doanh nghiệp có thời gian, để chuẩn bị thay đổi hình thức kinh doanh phù hợp theo lộ trình.

Tuy nhiên vấn đề việc áp dụng mức thuế suất là bao nhiêu để đảm bảo phù hợp với kinh tế xã hội? Không nên quy định một mức chung chung cho tất cả các loại nước ngọt, mà nhà nước cơ quan chức năng cần phân loại sản phẩm theo danh mục để áp dụng mức thuế cho phù hợp.

Mọi vướng mắc, khó khăn của quý khách hàng liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt cho nước ngọt, thủ tục công bố sản phẩm, công bố hợp quy đồ uống có cồn, đồ uống không cồn; quý khách hàng hãy nhấc máy liên hệ ngay tới Luật Việt Tín. Chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng đầy đủ mọi vấn đề về hồ sơ, thủ tục nhanh chóng, uy tín, đúng pháp luật và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.