Tìm hiểu quy định của pháp luật về công bố thực phẩm nhập khẩu cho doanh nghiệp

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam nếu muốn lưu hành tự do trên thị trường thì cần được công bố với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tự công bố.

Để làm thủ tục công bố sản phẩm mất nhiều thời gian, công sức và cũng gặp không ít khó khăn nên công bố thực phẩm nhập khẩu luôn là nỗi lo sợ của các tổ chức, cá nhân. Hiểu được điều đó, hôm nay Việt Tín xin chia sẻ một vài thông tin vô cùng quan trọng giúp cho việc công bố trở lên dễ dàng hơn.

Tại sao cần phải công bố thực phẩm nhập khẩu?

Như chúng ta đã biết, thực phẩm nhập khẩu từ các quốc gia khác trên thế giới xuất hiện tràn lan với nhiều sản phẩm đa dạng trên thị trường Việt Nam khiến người tiêu dùng hoang mang về nguồn gốc, chất lượng các sản phẩm ra sao. 

Vậy nên việc công bố thực phẩm nhập khẩu – tức là công bố sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ giúp cho người tiêu dùng không phải đau đầu trong việc phân biệt, lựa chọn đâu là thực phẩm kém chất lượng, đâu là thực phẩm đạt chất lượng an toàn thực phẩm. Như vậy đối với người tiêu dùng, công bố thực phẩm nhập khẩu giúp họ sáng suốt hơn trong việc lựa chọn sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo an toàn cho bản thân hay những người xung quanh khi sử dụng.

Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm nhập khẩu thì việc công bố mang lại rất nhiều lợi ích trong hoạt động kinh doanh. Việc công bố giúp cho các sản phẩm lưu thông một cách dễ dàng, nhanh chóng tiếp cận được nhiều khách hàng hơn,  quảng bá thương hiệu của mình tốt hơn, tiết kiệm hơn.

Bên cạnh đó, khi làm thủ tục công bố cho các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu , bạn sẽ tạo được niềm tin từ phía khách hàng, giúp họ an tâm khi lựa chọn, sử dụng và giới thiệu đến những người xung quanh. Điều này góp phần nâng cao uy tín, tạo dựng thường hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh với những sản phẩm chưa được công bố.

Đặc biệt việc công bố chất lượng thực phẩm nhập khẩu cũng là cách để doanh nghiệp duy trì liên tục sự phù hợp của các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu đã đăng ký công bố, duy trì việc kiểm soát chất lượng, giám sát định kỳ.

cong-bo-thuc-pham-3
Các sản phẩm thực phẩm cần được có giấy xác nhận công bố từ cơ quan chức năng theo chỉ định trước khi đưa chúng ra thị trường tiêu thụ để đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng.

Xem thêm: “Công bố an toàn thực phẩm, dịch vụ tư vấn công bố an toàn thực phẩm nhanh, uy tín, giá rẻ”

Những quy định pháp luật về công bố thực phẩm nhập khẩu

Cơ sở pháp lý

Có 3 loại văn bản bạn cần phải biết khi tìm hiểu các vấn đề trong việc công bố thực phẩm nhập khẩu đó là:

  • Luật an toàn thực phẩm công bố năm 2010
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành năm 2018 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP được Chính phủ công bố ngày 14/04/2017 Quy định về ghi nhãn hàng hoá.

Quy trình thực hiện công bố thực phẩm nhập khẩu

Trong thực phẩm nhập khẩu được chia nhỏ thành 2 nhóm chính, đó là nhóm thực phẩm nhập khẩu đã có quy chuẩn kỹ thuật (thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, các loại phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm) và nhóm thực phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật (những loại thực phẩm còn lại).

Công bố thực phẩm nhập khẩu đã có quy chuẩn kỹ thuật

Đối với những thực phẩm nhập khẩu đã có quy chuẩn kỹ thuật, chúng ta sẽ thực hiện công bố hợp quy. Tức là tổ chức cá nhân đánh giá sự phù hợp của sản phẩm được công bố với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng

Bước 1: Nộp 01 bộ hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền được chỉ định. Trong hồ sơ bao gồm các tài liệu sau đây:

  • Bản tự công bố sản phẩm thực phẩm nhập khẩu (Mẫu 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP)
  • Bản thông tin chi tiết về sản phẩm
  • Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (khoảng thời gian kiểm nghiệm không vượt quá 12 tháng)
  • Kế hoạch kiểm soát chất lượng
  • Kế hoạch giám sát định kỳ sản phẩm
  • Báo cáo đánh giá hợp quy

Bước 2: Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên trang truyền thông địa chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình

Bước 3: Bắt đầu hoạt động kinh doanh, đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ đồng thời chịu mọi trách nhiệm về an toàn của sản phẩm

Bước 4: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, lưu trữ hồ sớ và đăng tải tên của sản phẩm, tên của tổ chức cá nhân thực hiện công bố để kinh doanh sản phẩm lên website chính thức của cơ quan đó.

Công bố thực phẩm nhập khẩu ngày càng trở lên cần thiết
Công bố thực phẩm nhập khẩu ngày càng trở lên cần thiết

Công bố thực phẩm nhập khẩu chưa có quy chuẩn kỹ thuật

Các tổ chức, cá nhân kinh doanh các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu chưa có quy chuẩn kỹ thuật sẽ phải thực hiện công bố phù hợp quy định An toàn thực phẩm. Tức là đánh giá sự phù hợp của sản phẩm cần được công bố với quy định an toàn thực phẩm.

Bước 1: Kiểm nghiệm sản phẩm

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ công bố thực phẩm nhập khẩu. Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Bản công bố sản phẩm nhập khẩu (Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP)
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do
  • Phiếu kết quả kiểm định an toàn thực phẩm
  • Kế hoạch giám sát định kỳ
  • Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng sản phẩm hoặc công dụng thành phần có trong sản phẩm
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Mẫu sản phẩm và mẫu nhãn sản phẩm/Nội dung trên nhãn sản phẩm
  • Giấy đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm nhập khẩu

Bước 3: Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước tiếp nhận hồ sơ, thẩm định trong khoảng thời gian từ 7 đến 21 ngày

Bước 4: Sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Trong quá trình thẩm định hồ sơ, nếu các tài liệu sai sót hoặc thiếu, cơ quan chức năng sẽ có thông báo nên rõ lý do. Tổ chức cá nhân có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung theo văn bản đã nhận trong vòng 90 ngày. Sau 90 ngày hồ sơ sẽ mất hiệu lực

Bước 5: Nhận kết quả công bố. Khi hồ sơ đã hợp pháp, hợp lý, cơ quan chức năng gửi kết quả là giấy xác nhận công bố thực phẩm nhập khẩu

Bước 6: Tiến hành hoạt động kinh doanh. Sau khi đã nhận được giấy xác nhận, tổ chức, cá nhân có thể hoàn toàn tự do lưu thông sản phẩm ra  tiêu thụ trên thị trường khắp cả nước và chịu trách nhiệm về tính an toàn của thực phẩm đó.

an-toan-thuc-pham
Trong quá trình thực hiện công bố, nếu có khó khắn, rắc rối hãy liên hệ ngay với Việt Tín để được các chuyên viên hỗ trợ giải quyết nhanh chóng, hiệu quả nhất.

Thời hạn của giấy công bố thực phẩm nhập khẩu

Theo quy định, giấy xác nhận công bố thực phẩm nhập khẩu có thời hạn là 05 năm đối với những cơ sở kinh doanh có chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến. Các chứng chỉ đó là ACCP, ISO 22000 hoặc tương đương. Còn trường hợp tổ chức, cá nhân không có các chứng chỉ nói trên thì thời hạn của giấy xác nhận là 03 năm. Gần đến ngày hết hạn, nếu sản phẩm vẫn tiếp tục được lưu hành trên thị trường thì cần phải làm lại công bố.

Xem thêm về “giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm” tại đây

Dịch vụ công bố thực phẩm nhập khẩu tại Việt Tín

Việc làm thủ tục công bố thực phẩm nhập khẩu tương đối khó khăn, đặc biệt với những ai chưa có kinh nghiệm và chưa có nhiều kiến thức trong ngành luật. Hiểu được điều đó Việt Tín xin giới thiệu đến quý khách hàng dịch vụ hỗ trợ công bố thực phẩm nhập khẩu từ A đến Z để giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian, công sức đi lại cũng như giảm thiểu tối đa chi phí. Lựa chọn dịch vụ của Việt Tín, quý khách sẽ được hỗ trợ về các vấn đề như:

  • Tư vấn miễn phí những vấn đề pháp lý và các khía cạnh luật pháp có liên quan dến việc công bố một cách toàn diện
  • Nghiên cứu, xem xét tất cả tài liệu khách hàng cung cấp
  • Tư vấn về tính hợp pháp, hợp lệ của mỗi tài liệu, đưa ra hướng sửa đổi, bổ sung cho khách hàng
  • Xây dựng chỉ tiêu xét nghiệm, gửi mẫu đến phòng kiểm nghiệm và nhận kết quả kiểm nghiệm
  • Sửa đổi, bổ sung  tài liệu để hoàn chỉnh bộ hồ sơ công bố
  • Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ, đóng phí công bố theo quy định về phí và lệ phí của nhà nước
  • Nhận giấy xác nhận công bố cho các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu và gửi kết quả cho khách hàng.
dich-vu-cong-bo-san-pham
Khách hàng khi đến với Việt Tín còn được kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm, được tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan đến việc làm hồ sơ công bố thực phẩm hoàn toàn miễn phí.

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp toàn bộ thông tin quan trọng nhất xoay quanh vấn đề thực hiện công bố thực phẩm nhập khẩu. Hy vọng nó sẽ là những kiến thức bổ ích cho quý khách hàng trong quá trình trước và trong khi xin giấy xác nhận công bố thực phẩm nhập khẩu trong hoạt động kinh doanh của mình.

Ngoài ra, nếu còn bất cứ vấn đề gì thắc mắc hay cần tư vấn thêm về thủ tục công bố, hãy liên hệ với Việt Tín ngay hôm nay để được hỗ trợ bởi đội đội ngũ chuyên viên tận tâm, dày dặn kinh nghiệm.

Xem thêm: “Công bố sản phẩm là gì? Thủ tục đăng ký bản công bố chất lượng sản phẩm”

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận