CƠ QUAN NÀO CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM?

Việt tín nhận được rất nhiều cuộc gọi xin tư vấn về an toàn thực phẩm. Trong số đó chủ yếu hỏi về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Quy định mới của pháp luật đã phân chia các cơ quan chuyên ngành cấp loại giấy này. Nhiều cá nhân không xác nhận được cơ sở mình phải nộp hồ sơ xin cấp phép ở đâu?

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư 43/2018/TT-BCT như sau:

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận

  1. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp cấp Giấy chứng nhận hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân công, phân cấp cho cơ quan có thẩm quyền tại địa phương cấp Giấy chứng nhận đối với:
  2. a) Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế nhỏ hơn các cơ sở quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
  3. b) Cơ sở bán buôn, bán lẻ thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định của pháp luật;
  4. c) Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh tại cùng một địa điểm có công suất thiết kế theo quy định tại điểm a khoản này;
  5. d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc quy định tại khoản 8 và khoản 10 Điều 36 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ có quy mô sản xuất sản phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương theo quy định tại điểm a khoản này.

Như vậy, Các cơ sở kinh doanh sản phẩm nhỏ lẻ, sản xuất rượu bia, bánh kẹo Sở công thương cấp phép. Đối với các sản phẩm thịt, rau củ quả hàng nông nghiệp thuộc chi cục nông lâm thủy sản cấp phép. Các cơ sở nhà hàng ăn uốc thuộc sở y tế cấp phép. Hộ kinh doanh thì thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Quận cấp.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận

  1. Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với:
  2. a) Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:

– Rượu: Từ 03 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;

– Bia: Từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;

– Nước giải khát: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;

– Sữa chế biến: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;

– Dầu thực vật: Từ 50 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;

– Bánh kẹo: Từ 20 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;

– Bột và tinh bột: Từ 100 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;

  1. b) Chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm (trừ chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định của pháp luật); Cơ sở bán buôn thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
  2. c) Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh tại cùng một địa điểm có công suất thiết kế theo quy định tại điểm a khoản này.
  3. d) Cơ sở kinh doanh thực phẩm quy định tại điểm b khoản này và có sản xuất thực phẩm với công suất thiết kế nhỏ hơn quy định tại điểm a khoản này.

đ) Cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc quy định tại khoản 8 và khoản 10 Điều 36 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ có quy mô sản xuất sản phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương theo quy định tại điểm a khoản này.

Như vậy, Những trường hợp có quy môi lớn hoặc chuỗi kinh doanh thuộc thẩm quyền cấp phép của cấp bộ.

Quý khách hàng có thắc mắc gì vui lòng liên hệ lại để được tư vấn cụ thể !

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận