Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một trong những dịch vụ chất lượng hàng đầu tại Luật Việt Tín và chúng tôi đã trở thành đại diện sở hữu trí tuệ cho rất nhiều các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân cả trong nước cũng như nước ngoài. Luật Việt Tín chuyên tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cũng như mọi vấn đề liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu, giúp quý khách hoàn thành thủ tục nhanh chóng và tiết kiệm tiền bạc.

Đăng ký nhãn hiệu trong nước và quốc tế cùng Việt Tín

Liên hệ tổng đài 1900 56 56 89 để được chuyên gia Luật Việt Tín tư vấn miễn phí và hỗ trợ nhanh chóng nhất!

1. Trình tự thực hiện

Để hoàn thành đăng ký nhãn hiệu, Cục SHTT sẽ thực hiện theo các bước sau đây:

  • Tiếp nhận đơn

Cục SHTT có địa chỉ trụ sở chính tại Hà Nội và 2 văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Tại đây Cục sẽ tiếp nhận đơn và thực hiện quy trình xem xét để đưa ra quyết định cấp bằng.

  • Thẩm định hình thức đơn

Sau khi tiếp nhận đơn, bước đầu tiên Cục sẽ kiểm tra xem hình thức đơn có tuân thủ các quy định không rồi tư đó mới đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Trường hợp đơn hợp lệ thì Cục sẽ ra thông báo chấp nhận đơn còn nếu không hợp lệ thì sẽ ra thông báo từ chối.

  • Công bố đơn: Đơn hợp lệ sẽ được công bố trên công báo SHCN
  • Thẩm định nội dung đơn:

Cục sẽ đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu theo các điều kiện, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Tương tự, nếu nhãn hiệu không đáp ứng các điều kiện thì Cục sẽ ra thông báo từ chối cấp bằng. Còn nếu đáp ứng đầy đủ và người nộp đơn nộp lệ phí cấp bằng đầy đủ thì Cục sẽ ra quyết định cấp văn bằng, ghi nhận vào Sổ đăng ký và công bố trên công báo SHCN.

2. Thành phần hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm các tài liệu sau:

  • Tờ khai đăng ký theo mẫu (02 bản)
  • Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký (kích thước 80x80mm)
  • Chứng từ nộp phí và lệ phí theo quy định
  • Các tài liệu liên quan (nếu cần)

3. Yêu cầu và điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Các tổ chức và cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu độc quyền bao gồm:

  • Tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
  • Tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại hợp pháp được phép đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất đồng tình và không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm.
  • Tổ chức tập thể hợp pháp được phép đăng ký nhãn hiệu tập thể và các thành viện của tập thể sẽ được sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý thì tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh tại địa phương đó có quyền đăng ký.
  • Tổ chức có chức năng kiểm soát cũng như chứng nhận các đặc tính, chất lượng, nguồn gốc hay bất kỳ tiêu chí nào liên quan đến hàng hóa dịch vụ thì có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận, với điều kiện không sản xuất, kinh doanh hàng hóa/dịch vụ đó.

Ngoài ra, nhãn hiệu còn có những quy định riêng để được phép bảo hộ. Đó là nhãn hiệu phải được cấu thành từ chữ cái, chữ số, hình vẽ, hình ảnh hoặc kết hợp các yếu tố đó. Đặc biệt, nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt giữa hàng hóa/dịch vụ của chủ thể này với hàng hóa/dịch vụ của chủ thể khác.

4. Căn cứ pháp lý đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Tìm hiểu chi tiết hơn về các vấn đề pháp lý liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại các căn cứ sau:

  • Luật SHTT số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
  • Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật SHTT về SHCN;
  • Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ KH&CN hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
  • Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

Liên hệ ngay tới đường dây nóng của Luật Việt Tín để được hướng dẫn chi tiết và được tư vấn miễn phí !

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận