Đăng ký thương hiệu bằng tên công ty hay tên cá nhân?

Đăng ký thương hiệu bằng tên công ty hay tên cá nhân

Đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu là quyền lợi của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên thị trường. Để đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu nhãn hiệu, pháp luật cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với tư cách cá nhân hoặc công ty. Tuy vào nhu cầu đăng ký khác nhau mà chủ đơn có thể lựa chọn đăng ký cho cá nhân hoặc đăng ký cho công ty.

Việc đăng ký nhãn hiệu dưới tư cách cá nhân hay công ty sẽ không ảnh hưởng gì đến các quyền liên quan đến nhãn hiệu như quyền chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu…

Theo kinh nghiệm tư vấn đăng ký nhãn hiệu của Luật Việt Tín, tùy vào từng trường hợp cụ thể, hoặc do những mục tiêu mà người chủ sở hữu nhãn hiệu hướng tới mà họ sẽ lựa chọn hình thức đăng ký nhãn hiệu cho phù hợp.

Những trường hợp đăng ký nhãn hiệu với tư cách cá nhân:

– Trong trường hợp cá nhân chưa thành lập công ty mà muốn ngay lập tức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình để tránh trường hợp bị người khác đăng ký trước. Sau khi thành lập xong công ty thì cá nhân có thể chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu nếu như đơn đăng ký nhãn hiệu chưa được cấp văn bằng bảo hộ, hoặc chuyển nhượng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

– Nhãn hiệu, thương hiệu sở hữu cá nhân cũng được coi là một loại tài sản trí tuệ  có giá trị lớn. Nên khi đăng ký nhãn hiệu với tư cách cá nhân thì họ có thể góp vốn vào công ty khác bằng quyền đối với nhãn hiệu.

– Trong trường hợp công ty có nhiều thành viên, và một trong những thành viên của công ty muốn sở hữu cá nhân thương hiệu, thì cũng có thể đăng ký riêng.

– Ngoài ra nếu như có ý tưởng thiết kế nhãn hiệu và muốn sở hữu nhãn hiệu đó thì cá nhân cũng có thể đăng ký nhãn hiệu riêng cho mình. Tuy nhiên, nếu như sau khi đăng ký nhãn hiệu mà nhãn hiệu đó không được sử dụng liên tục trong khoảng thời gian là 5 năm thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó sẽ tự động hết hiệu lực.

Những trường hợp đăng ký nhãn hiệu với tư cách công ty:

– Công ty muốn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ để gắn lên sản phẩm, dịch vụ, các tài liệu quảng cáo… Khi này, việc đăng ký nhãn hiệu với tư cách công ty sẽ thuận lợi hơn, bởi sau khi đăng ký, sẽ không cần phải chuyển nhượng lại nhãn hiệu cho công ty như đối với trường hợp đăng ký với tư cách cá nhân.

– Nếu những loại hình công ty đăng ký là công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần…thì việc đăng ký nhãn hiệu với tư cách là công ty sẽ đảm bảo không phát sinh tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp. Quyền lợi sẽ được chia đều cho các thành viên phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn, hoặc điều lệ của công ty.

– Đăng ký nhãn hiệu với tư cách công ty sẽ thuận lợi cho doanh nghiệp quảng cáo, bán sản phẩm ra thị trường hơn là đăng ký cá nhân.

Nên đăng ký nhãn hiệu với tư cách cá nhân hay công ty?

Việc đăng ký nhãn hiệu với tư cách cá nhân hay công ty còn tùy thuộc vào mục đích đăng ký nhãn hiệu của chủ thể đăng ký như đã phân tích ở trên. Ngoài ra đăng ký với tư cách cá nhân hay công ty đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng:

Ví dụ: Nếu đăng ký nhãn hiệu với tư cách là công ty thì nhãn hiệu đó sẽ thuộc quyền sở hữu của công ty. Khi công ty chấm dứt hoạt động kinh doanh mà chưa chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu cho chủ thể khác thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cũng hết hiệu lực. Còn nếu đăng ký với tư cách cá nhân thì nhãn hiệu đó sẽ vẫn được duy trì nếu chủ đơn gia hạn định kỳ nhãn hiệu 10 năm 1 lần.

Nếu đăng ký nhãn hiệu với tư cách cá nhân sẽ gặp nhiều vướng mắc trong quá trình hoạt động kinh doanh, vì mục đích của việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền là để gắn nhãn lên sản phẩm, dịch vụ, quảng cáo. Mà các sản phẩm, dịch vụ được cung cấp ra thị trường lại đều do công ty sản xuất mà không thể để là cá nhân ai đó sản xuất được.

Ví dụ: khi làm đơn đăng ký quảng cáo cho một sản phẩm, muốn để nhãn hiệu trên maket quảng cáo thì cần có tài liệu chứng mình hợp pháp quyền sử dụng nhãn hiệu của chủ thể đăng ký quảng cáo. Nếu như đăng ký cá nhân thì khi đó sẽ phải chứng minh, công ty quảng cáo sản phẩm có liên quan gì đến chủ sở hữu nhãn hiệu đó, hoặc phải thông qua hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.

Mọi thắc mắc chưa rõ, quý khách vui lòng liên hệ lại với Việt Tín để được giải đáp một cách chi tiết nhất!

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận