Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là “chìa khóa” để ngành du lịch Việt Nam phát triển

Du lịch là một trong những lĩnh vực phát triển nhất hiện nay tại Việt Nam nhưng so với những tiềm năng nổi trội như đường bờ biển dài 3.260km cùng hàng ngàn cảnh quan thiên nhiên và di tích văn hóa thì mức phát triển hiện tại vẫn chưa đạt. Trước thực tế đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng, đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng lúc này mới là mấu chốt để đưa ngành du lịch Việt Nam phát huy được tiềm năng và cất cánh trong tương lai.

Thời gian qua, cơ sở vật chất hạ tầng đã được chú trọng đầu tư nhiều hơn và đến nay cả nước đã có hơn 20.100 cơ sở lưu trú với hơn 420.000 phòng. Nhận thấy sự phát triển của ngành du lịch, các nhà đầu tư lớn đã đổ xô xin cấp Giấy phép đầu tư vào rất nhiều dự án lớn như VinGroup, SunGroup, FLC… Được đầu tư hoành tránh, nhiều doanh nghiệp du lịch đã được vinh danh là khách sạn, khu nghỉ dưỡng đẳng cấp nhất thế giới.

Tại các điểm du lịch trọng điểm như Nha Trang, Phú Quốc, Hạ Long, Đà Nẵng đã hình thành nhiều chuỗi khách sạn tiêu chuẩn quốc tế như Vinpearl, Novotel… Bên cạnh đó, các thương hiệu du lịch nổi tiếng trên thế giới như Accor, Marriot, Intercontinental cũng đã có mặt tại

Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực quản trị và chất lượng du lịch.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng đã mang lại hiệu quả cao cho ngành du lịch và đưa ngành này phát triển theo chiều sâu, Du khách khi tới Việt Nam tham quan, nghỉ dưỡng sẽ có nhiều sự lựa chọn phù hợp với khả năng kinh tế của mình.

Năm 2016 vừa qua, Việt Nam đã đón hơn 10 triệu lượt khách quốc tế, là năm đầu tiên ngành du lịch nước ta đạt con số lớn như vậy. Tuy nhiên so với các quốc gia lân cận như Thái Lan, Malaysia hay Singapore thì vẫn thấp hơn rất nhiều.

1. Lợi thế thiên nhiên tuyệt đẹp nhưng tại sao chưa thực sự hút khách?

Phó Vụ trường Vụ Kinh tế – Ông Nguyễn Quốc Anh cho rằng có rất nhiều lý do khiến một đất nước có điều kiện tự nhiên không hề thua kém nơi nào nhưng lại không thu hút khách. Chẳng hạn như tính chuyên nghiệp còn hạn chế, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo, các tệ nạn xã hội như lừa đảo, cướp giật diễn ra triền miên… Hơn nữa Việt Nam còn thiếu các khu vui chơi mua sắm nên không để lại cho du khách nhiều trải nghiệm để mong muốn quay trở lại.

Ông Nguyễn Quốc Anh còn cho biết, Bộ Chính trị đã ban hành rất nhiều giải pháp và trong đó phát triển hạ tầng là một trong những giải pháp chính để thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Tuy nhiên theo ông, trong bối cảnh ngân sách còn hạn chế như hiện nay, cần đẩy mạnh hình thức đối tác công tư PPP làm nguồn vốn chủ lực để phát triển. Sau đầu tư PPP là nguồn vốn ODA và thứ ba là vốn thông qua phát hành trái phiếu của địa phương. Ngoài ra còn một kênh hỗ trợ vốn nữa, đó là từ các ngân hàng.

2. Ưu tiên cải thiện cơ sở hạ tầng

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam – Ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết, kế hoạch phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2020 – 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 2473/QĐ-TTg. Quy hoạch phát triển tổng thể ngành du lịch giai đoạn 2020 – 2030 cũng đã được phế duyệt tại Quyết định 201/QĐ-TTg. Mang nội dung khác nhau nhưng cả hai Quyết định này đều khẳng định rằng du lịch cần phải trờ thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP. Mục tiêu đến năm 2020, du lịch Việt Nam sẽ chuyên nghiệp hơn và đến 2030, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển mạnh mẽ.

Ông Tuấn còn cho biết chiến lược phát triển du lịch từ nay đến 2020 – 2030 trên cả nước là phát triển theo chiều sâu, chuyên nghiệp và hiện đại, đảm bảo chất lượng và khẳng định thương hiệu. Để đạt được điều đó, trước mắt ngành du lịch phải cải thiện mức độ ưu tiên về tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thành lập công ty vốn nước ngoài, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong thủ tục nhập cảnh để du khách không phải gặp những trở ngại không đáng có.

Còn về kế hoạch dài hạn, Tổng cục Du lịch sẽ tập trung triển khai các chương trình cụ thể đã nêu trong dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW. Đó là ưu tiên cải thiện hạ tầng kỹ thuật, nâng cao sức hấp dẫn của tài nguyên có sẵn; đảm bảo môi trường, an ninh, an toàn và phát triển nguồn nhân lực dồi dào, đủ năng lực.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận