Được hưởng nhiều ưu đãi từ ngày 15/5, Hà Nội quyết định mở thêm 4 cụm công nghiệp

UBND TP.Hà Nội vừa đưa ra quyết định tiến hành thành lập 04 Cụm công nghiệp mới gồm có: Ngọc Liệp (tại huyện Quốc Oai), Đắc Sở (tại huyện Hoài Đức), Liên Hà (tại huyện Đông Anh) và Cụm công nghiệp đồ mộc dân dụng Phùng Xá (tại huyện Thạch Thất).

Theo như quyết định đưa ra, Cụm công nghiệp Ngọc Liệp, thuộc xã Ngọc Liệp được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng của huyện Quốc Oai làm chủ đầu tư tại khu vực xã Ngọc Liệp với diện tích 37,78ha. Tính chất, chức năng của cụm công nghiệp này là thực hiện sản xuất các đồ gia dụng, đồ gỗ nội thất, chế biến gỗ, vật liệu, vật tư xây dựng, sắt thép, thiết bị vệ sinh,…

Cụm công nghiệp Đắc Sở được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc huyện Hoài Đức đứng ra làm chủ đầu tư tại khu vực xã Đắc Sở với diện tích 6,28ha. Cụm công nghiệp này có tính chất, chức năng của cụm công nghiệp là tiến hành phát triển công nghiệp (hóa mỹ phẩm, cơ khí, chế biến nông lâm sản, vật liệu xây dựng…).

Được hưởng nhiều ưu đãi từ ngày 15/5, Hà Nội quyết định mở thêm 4 cụm công nghiệp

Cụm công nghiệp Liên Hà được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc huyện Đông Anh tại xã Liên Hà làm chủ đầu tư với diện tích hơn 2,8ha. Cụm công nghiệp có tính chất, chức năng của cụm công nghiệp là thực hiện phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (sản xuất, chế biến lâm sản, trang trí nội thất đồ gỗ…).

Còn đối với cụm công nghiệp Đồ mộc dân dụng Phùng Xá được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thạch Thất làm chủ đầu tư tại khu vực xã Phùng Xá với diện tích 4,2ha. Với tính chất, chức năng của cụm công nghiệp là thực hiện phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (ngành chế biến gỗ, sản xuất đồ mộc dân dụng,…).

Cũng theo như nghị định này, dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp được miễn giảm tiền thuê đất trong thời hạn 7 năm và được hưởng các ưu đãi khác theo đúng với quy định của pháp luật. Trong trường hợp nếu có quá nhiều mức ưu đãi thì áp dụng mức ưu đãi cao nhất.

Với các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hoạt động kinh doanh trong cụm công nghiệp làng nghề, thì được miễn tiền thuê đất 11 năm và được xem xét vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước với mức giá không được vượt quá 70% só vối tổng mức đầu tư.

Đáng được chú ý trong nghị định này là đối với các nhà đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp thì sẽ được nhận mức ưu đãi cao hơn. Cụ thể trong nghị định số 68/2017/NĐ-CP có quy định rõ về các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với cụm công nghiệp đã được Chính phủ ban hành vào ngày 25/05 và có hiệu lực từ ngày 15/07, cho miễn tiền thuê đất 11 năm, được xem xét cho vay vốn tín dụng đầu tư từ nguồn ngân sách của Nhà nước với mức lãi suất không quá 70% tổng mức giá trị đầu tư và hưởng các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật với các dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật.

Dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp làng nghề sẽ được miễn tiền thuê đất tới 15 năm và được xem xét cho vay nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước với mức không vượt quá 70% tổng mức giá trị đầu tư.

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp còn được xem xét tiến hành đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Trong Nghị định cũng đã nêu rõ, ngân sách địa phương sẽ hỗ trợ kinh phí di dời các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh hộ gia đình, cá nhân trong làng nghề vào cụm công nghiệp làng nghề; với mức hỗ trợ cụ thể được UBND tỉnh quyết định. Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương sẽ tiến hành xem xét ưu tiên hỗ trợ đầu tư xây dựng cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp làng nghề.

Ngoài các chính sách được nêu trên, thì các dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật và sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp làng nghề sẽ được hưởng thêm các ưu đãi, hỗ trợ đối với cụm công nghiệp và các điểu khoản của pháp luật có liên quan. Trường hợp có nhiều mức ưu đãi, hỗ trợ khác nhau thì tiến hành áp dụng với mức ưu đãi, hỗ trợ cao nhất.

Nghị định cũng nêu rõ về điều kiện ưu đãi đối với cụm công nghiệp làng nghề là số lượng thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh hộ gia đình, cá nhân trong làng nghề chiếm trên 60% so với số lượng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã di dời hoặc đăng ký di dời vào cụm công nghiệp làng nghề.

Tính đến thời điểm được xem xét và hưởng ưu đãi, hỗ trợ, tỷ lệ đăng ký lấp đầy đã vượt trên 80%, trong đó có trên 60% là của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất kinh doanh hộ gia đình, cá nhân trong làng nghề theo xác nhận của UBND cấp huyện.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận