Ghi nhãn hàng hóa thực phẩm đúng cách theo nghị định mới năm 2017

Việt Tín là đơn vị uy tín, hàng đầu trong dịch vụ công bố thực phẩm tại Hà Nội, với các chuyên viên tư vấn, chuyên viên xử lý hồ sơ giàu kinh nghiệm, chúng tôi đảm bảo sẽ cung cấp cho quý khách hàng dịch vụ chất lượng tốt nhất, nhanh chóng nhất phù hợp với như cầu của quý khách hàng.

Ghi nhãn hàng hóa thực phẩm theo nghị định mới năm 2017
Ghi nhãn hàng hóa thực phẩm theo nghị định mới năm 2017

Ưu điểm của Nghị định mới về ghi nhãn hàng hóa

Nghị định mới số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa được ban hành thay thế Nghị định số 86/2017/NĐ-CP có hiệu lực vào ngày 1/6/2017 vừa qua đã tạo một khung pháp lý mới quy định về nhãn hàng hóa. Quy định mới này làm rõ các thông tin về cần có trên nhãn hàng hóa cho từng loại sản phẩm cụ thể. Ưu điểm của việc quy định về thông tin dán nhãn hàng hóa theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP:

  • Thứ nhất: Việc quy định rõ ràng sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý vi phạm trong những trường hợp ghi nhãn thiếu.
  • Thứ hai: Các doanh nghiệp sản xuất cũng có thể dựa vào quy định này để thiết kế rõ ràng nhãn mác, tránh thiếu sót thông tin cần thiết. Vì bất kỳ doanh nghiệp nào bán sản phẩm hợp pháp ra thị trường thì đều muốn hàng hóa đạt tiêu chuẩn công bố chất lượng sản phẩm, không vi phạm quy định của pháp luật. Việc ghi thiếu nhãn nhiều trường hợp chỉ do thiếu kiến thức pháp luật quy định về vấn đề này.
  • Thứ ba: quy định này sẽ giúp người tiêu dùng có thể an tâm chọn mua sản phẩm. Góp phần bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Nhãn hàng hóa cần được phân loại ghi rõ ràng
Nhãn hàng hóa cần được phân loại ghi rõ ràng

Cách ghi nhãn hàng hóa theo nghị đinh 43/2017/NĐ-CP

Theo quy định của Nghị định mới số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa thì các nội dung bắt buộc cần phải có trên nhãn thực phẩm:

– Thực phẩm thông thường: Định lượng; Ngày sản xuất; Hạn sử dụng; Thành phần hoặc thành phần định lượng; Thông tin, cảnh báo; Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe:  Định lượng;Ngày sản xuất;Hạn sử dụng; Thành phần, thành phần định lượng hoặc giá trị dinh dưỡng; Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản; Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có); Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”; Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

– Thực phẩm đã qua chiếu xạ: Định lượng; Ngày sản xuất; Hạn sử dụng; Thành phần hoặc thành phần định lượng; Thông tin cảnh báo;  Ghi cụm từ: “Thực phẩm đã qua chiếu xạ”;

Thực phẩm biến đổi gen: Định lượng; Ngày sản xuất; Hạn sử dụng; Thành phần hoặc thành phần định lượng; Thông tin cảnh báo; Ghi cụm từ: “Thực phẩm biến đổi gen” hoặc “biến đổi gen” bên cạnh tên của thành phần nguyên liệu biến đổi gen kèm theo hàm lượng.

Nhãn phụ sản phẩm bằng tiếng Việt
Ảnh minh họa: Nhãn phụ sản phẩm bằng tiếng Việt với sản phẩm Mỳ Nhật

Xem thêm: Vấn đề sai phạm trong việc ghi nhãn hàng hóa

Ngoài những nội dung bắt buộc nêu trên thì, trên nhãn hàng hóa phải có các thông tin bắt buộc đối tất cả các loại hàng hóa: là tên hàng hóa, Tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, xuất xứ.

Các doanh nghiệp nhập khẩu hay sản xuất thực phẩm trong nước cần chú ý khi làm nhãn sản phẩm hay nhãn phụ của sản phẩm cần đầy đủ các thông tin này. Tránh trường hợp thiếu sót bị xử lý vi phạm.