Hộ kinh doanh “ngại” lên Doanh nghiệp

Cả nước hiện nay, có khoảng 05 triệu hộ kinh doanh, đóng góp một phần đáng kể vào khu vực kinh tế cá thể, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động.

Một bộ phận các hộ kinh doanh có quy mô kinh doanh không hề thua kém một doanh nghiệp với mức doanh thu mỗi năm lên tới hàng tỷ đồng, thậm chí là hàng chục tỷ đồng, song lại họ không muốn chuyển đổi lên mô hình doanh nghiệp. Vậy lý do tại sao?

Hộ kinh doanh “ngại” lên Doanh nghiệp

>>> Xem thêm: Thành lập hộ kinh doanh cá thể

>>> Xem thêm: Thay đổi đăng ký kinh doanh

Để đạt được mục tiêu đến năm 2020, cả nước ta có ít nhất 01 triệu doanh nghiệp hoạt động, một trong những giải pháp quan trọng là tạo điều kiện, hỗ trợ và khuyến khích những hộ kinh doanh chuyển đổi và đăng ký hoạt động theo mô hình và luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế việc này lại gặp không ít khó khăn và vướng mắc.

Nhiều hộ kinh doanh “ngại” lên doanh nghiệp vì họ muốn tránh những rắc rối, phức tạp về những thủ tục hành chính, thủ tục về kiểm toán, thuế, nhất là gánh nặng thanh tra, kiểm tra. Họ thà chịu mức thuế khoán, còn hơn phải căng đầu lo các hóa đơn đầu vào, đầu ra, lo kê khai sử dụng với đống hóa đơn, lo đến kỳ quyết toán thuế như nào,… Trong thực tế, việc công khai, minh bạch trong quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh còn rất nhiều hạn chế.

Đây chính là môi trường dung dưỡng cho sự thông đồng, giữa các hộ kinh doanh và những cán bộ thuế biến chất. Quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh bao giờ cũng dễ dàng hơn nhiều so với quản lý thuế cho doanh nghiệp. Những quy định về hóa đơn chứng từ trong sản xuất kinh doanh đang tạo các kẽ hở để các hộ kinh doanh luồn lách trốn hoặc gian lận thuế. Tình trạng mua bán khống các hóa đơn chứng từ cùng với việc thanh toán bằng tiền mặt không chỉ khiến cho việc quản lý thuế càng thêm khó khăn mà còn vi phạm lợi ích của khách hàng.

Kết quả điều tra cho thấy, hiện có tới 70% số hộ kinh doanh thường thỏa thuận ngầm về các mức thuế khoán với cơ quan thuế. Cơ quan thuế đã thực thi một số biện pháp nhằm bịt lỗ hổng này, chẳng hạn như ổn định doanh thu để tính mức thuế khoán hàng năm được thực hiện theo khảo sát của cơ quan thuế tham vấn ý kiến của hội đồng tư vấn thuế cấp xã, được lấy ý kiến các người dân. Tuy nhiên, do phần lớn các hộ kinh doanh không có hóa đơn chứng từ mua bán, được tự kê khai đóng thuế, vì thế thất thu thuế là điều khó có thể tránh khỏi.

Hộ kinh doanh “ngại” lên doanh nghiệp, ngoài chuyện lo vướng mắc và phiền phức về những thủ tục, chi phí tăng lên, còn một lý do rất quan trọng đó là tận dụng môi trường sản xuất kinh doanh dễ dàng né tránh thuế. Vì thế, cơ quan thuế cần tiếp tục hoàn thiện chính sách áp dụng thuế khoán, để có thể vừa quản lý được hộ kinh doanh, vừa tránh thất thu ngân sách, đồng thời bịt được các lỗ hổng trốn thuế.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận