Hỏi đáp: Nhãn phụ của hàng hóa nhập khẩu được thực hiện như thế nào?

Hàng hóa nhập khẩu hiện nay khá đa dạng về chủng loại và có tác dụng lớn với đời sống con người, có thể thấy quy định về nhãn mác sản phẩm nói chung đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất cần lưu ý rất nhiều, đặc biệt là đối với các nhãn phụ của hàng hóa nhập khẩu. 

Việc ghi nhãn phụ của sản phẩm nhập khẩu sao cho đúng hay việc những trường hợp nào cần thiết phải ghi nhãn phụ hóa chất… là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hóa chất nhập khẩu quan tâm. Chính vì vậy bài hỏi đáp cụ thể về nhãn phụ của hàng hóa nhập khẩu của Việt Tín hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu thêm về quy định cũng như cách ghi nhãn phụ đúng cách.

Thư hỏi

Kính gửi các luật sư Luật Việt Tín

Công ty chúng tôi có thực hiện việc nhập khẩu một số mặt hàng là: nguyên liệu, vật tư, hóa chất cho ngành sản xuất thực phẩm, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi – thủy sản, nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt nhuộm, ngành sơn, dược phẩm…

Tất cả các nguyên liệu hàng hóa nhập khẩu trên khi nhập khẩu đều có những tài liệu kỹ thuật (Data sheet) hoặc phiếu phân tích (COA) kèm theo, xuất trình cùng bộ hồ sơ khai báo hải quan, trên các tài liệu này đều đã thể hiện rõ ngày sản xuất và hạn sử dụng của hàng hóa.

Lưu hành hóa chất công nghiệp và gia dụng
Ảnh minh họa: Các hóa chất công ty lưu hành

Tuy nhiên có một số đối tác phía nước ngoài cung cấp sản phẩm cho chúng tôi, chúng tôi không thể thương lượng họ in ngày sản xuất và hạn sử dụng lên nhãn gốc được (theo lý giải của họ do dây chuyền sản xuất đã có sẵn nên không thể vì quy định như thế mà đáp ứng bên tôi được). Vì thế một số hàng hóa nhập khẩu trên bao bì gốc và nhãn gốc không được thể hiện rõ: ngày sản xuất và hạn sử dụng của hàng hóa. 

Các đối tác nước ngoài họ đã cung cấp các chứng từ kèm theo hàng hóa như: Vận đơn, các hóa đơn thương mại kèm theo hoặc trên Data sheet, COA hoặc các văn bản có xác nhận riêng của nhà sản xuất nước ngoài về hạn sử dụng của hàng hóa, điều đó để chứng minh có ngày sản xuất và hạn sử dụng của hàng hóa nhập khẩu đó.

Vậy chúng tôi xin hỏi: Nếu hàng hóa nhập khẩu mà nhà cung cấp nước ngoài không thể ghi đầy đủ trên nhãn gốc/ bao bì các thông tin bắt buộc theo quy định của luật Việt Nam về nhãn hàng hóa thì chúng tôi phải làm như thế nào để không vi phạm pháp luật về nhãn hàng hóa khi nhập khẩu?

Đối với ngày sản xuất và hạn sử dụng của hàng hóa như trên, công ty chúng tôi có được phép đưa thay đổi nội dung còn thiếu từ phía đối tác nước ngoài trên nhãn gốc vào nhãn phụ bằng tiếng Việt không?

Cảm ơn Việt Tín rất nhiều. Chúng quý công ty bạn thành công hơn nữa.

Trả lời

Luật Việt Tín đã nhận được câu hỏi của quý công ty. Và chúng tôi rất vì được quý công ty đưa ra các câu hỏi về nhãn phụ hóa chất nhập khẩu. Đó là những khó khăn chung của không chỉ riêng quý công ty các bạn đó còn là vướng mắc chung trong việc công bố sản phẩm.

Quy định về nhãn gốc và nhãn phụ trên hàng hóa được cụ thể hóa thông qua quy định tại điều 3 nghị định 43/2017/NĐ-CP năm 2017.

Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về nhãn phụ sản phẩm
Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về nhãn phụ sản phẩm

Nhãn phụ nói chung hay nhãn phụ của hàng hóa nhập khẩu đối với trường hợp của bạn: được hiểu là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu;

Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định phải thể hiện các nội dung sau:

  1. Tên hàng hóa;
  2. Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
  3. Xuất xứ hàng hóa;

Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Điều này được ghi trong rõ trong các tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải cần chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

Chính vì vậy Công ty cần liên hệ và yêu cầu nhà sản xuất, đơn vị đối tác nước ngoài cung cấp ghi thêm: ngày sản xuất, hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Việc Công ty của bạn đưa các nội dung còn thiếu trên nhãn gốc vào nhãn phụ bằng tiếng Việt đối với hàng hóa nhập khẩu phải thực hiện những nội dung ghi thêm trên nhãn phụ ấy không được gây hiểu sai về nội dung của nhãn gốc.

Xem thêm: Vấn đề sai phạm trong việc ghi nhãn hàng hóa

Nhãn phụ sản phẩm bằng tiếng Việt
Ảnh minh họa: Nhãn phụ sản phẩm bằng tiếng Việt với sản phẩm Mỳ Nhật

Mọi những thắc mắc khó hiểu về nhãn phụ của sản phẩm nói chung và nhãn phụ của hàng hóa nhập khẩu về Việt Nam nói riêng. Qúy công ty có thể liên hệ ngay với Luật Việt Tín để được tư vấn và giải đáp. Với những uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực công bố sản phẩm nhập khẩu chúng tôi cam kết sẽ thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, đầy đủ tiết kiệm chi phí nhất cho quý khách hàng có yêu cầu thực hiện công bố sản phẩm.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận