Họp đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần như thế nào?

Họp đại hội đồng cổ đông dù là cuộc họp thường niên hay bất thường. Luôn là vẫn đề được nhiều đơn vị quan tâm. Thậm chí nhiều cuộc họp mang tính chất “sống còn” quyết định đối với doanh nghiệp, công ty.

Cùng tìm hiểu vấn đề này cùng Luật Việt Tín để hiểu và hoạt động hiệu quả đúng quy định pháp luật doanh nghiệp.

Ảnh minh họa biểu quyết công ty

Họp đại hội đồng cổ đông là gì?

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Quy định về họp đại hội đồng cổ đông

Căn cứ pháp lý: Luật doanh nghiệp 2014

Ai có quyền triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông?

Căn cứ vào điều 141 cùng với Điều 136 Luật doanh nghiệp.

  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng. Hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty. Theo đó có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:
    • Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;
    • Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị đã vượt quá 06 tháng mà Hội đồng quản trị mới chưa được bầu thay thế;
    • Trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty.
  • Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần. Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường. Địa điểm họp phải ở trên lãnh thổ Việt Nam. Nếu như cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tổ chức đồng thời ở nhiều địa điểm khác nhau thì địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp.
  • Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của Hội đồng quản trị, Cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá 06 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông 

Căn cứ vào Điều 141 Luật doanh nghiệp

  • Cuộc họp được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện đảm bảo ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết. Tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
  • Nếu như cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định. Thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Cuộc họp triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 33% tổng số phiếu biểu quyết. Tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
  • Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Trường hợp này, cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.
  • Chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyền quyết định thay đổi chương trình họp đã được gửi kèm theo thông báo mời họp.
Hình ảnh đăng ký giảm vốn điều lệ công ty 3
Ảnh minh họa: Căn cứ vào tỉ lệ vốn góp quyết định điều kiện cuộc họp

Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông 

Căn cứ vào Điều 142  Luật doanh nghiệp.

Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp này được tiến hành như sau:

  • Trước khi khai mạc cuộc họp, phải tiến hành đăng ký cổ đông dự họp Đại hội đồng cổ đông;
  • Việc bầu Chủ tọa, thư ký và ban kiểm phiếu theo quy định của pháp luật
  • Chương trình và nội dung họp phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua trong phiên khai mạc. Chương trình phải xác định rõ và chi tiết thời gian đối với từng vấn đề trong nội dung chương trình họp;
  • Chủ tọa có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết và hợp lý để điều khiển cuộc họp một cách có trật tự, đúng theo chương trình đã được thông qua và phản ánh được mong muốn của đa số người dự họp;
  • Đại hội đồng cổ đông thảo luận và biểu quyết theo từng vấn đề trong nội dung chương trình. Việc biểu quyết được tiến hành bằng cách thu thẻ biểu quyết tán thành nghị quyết, sau đó thu thẻ biểu quyết không tán thành, cuối cùng kiểm phiếu tập hợp số phiếu biểu quyết tán thành, không tán thành, không có ý kiến. Kết quả kiểm phiếu được chủ tọa công bố ngay trước khi bế mạc cuộc họp, trừ trường hợp Điều lệ có quy định khác;
  • Cổ đông hoặc người được ủy quyền dự họp đến sau khi cuộc họp đã khai mạc vẫn được đăng ký và có quyền tham gia biểu quyết ngay sau khi đăng ký; trong trường hợp này, hiệu lực của những nội dung đã được biểu quyết trước đó không thay đổi;
  • Chủ tọa có quyền hoãn cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đã có đủ số người đăng ký dự họp theo quy định đến một thời điểm khác hoặc thay đổi địa điểm họp trong một số trường hợp cụ thể.
  • Thời gian hoãn tối đa không quá 03 ngày, kể từ ngày cuộc họp dự định khai mạc;
  • Trường hợp chủ tọa hoãn hoặc tạm dừng họp Đại hội đồng cổ đông trái với quy định, Đại hội đồng cổ đông bầu một người khác trong số những người dự họp để thay thế chủ tọa điều hành cuộc họp cho đến lúc kết thúc; tất cả các nghị quyết được thông qua tại cuộc họp đó đều có hiệu lực thi hành.

Xem thêm: Quyền biểu quyết trong công ty cổ phần theo quy định mới

Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông 

Căn cứ tại Điều 146 Luật doanh nghiệp

  • Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải được ghi biên bản và có thể ghi âm hoặc ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác. Biên bản phải lập bằng tiếng Việt, có thể lập thêm bằng tiếng nước ngoài.
  • Biên bản được lập bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài đều có hiệu lực pháp lý như nhau. Trường hợp có sự khác nhau về nội dung biên bản tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì nội dung trong biên bản tiếng Việt có hiệu lực áp dụng.
  • Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải làm xong và thông qua trước khi kết thúc cuộc họp.
  • Chủ tọa và thư ký cuộc họp phải liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung biên bản.
  • Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải được gửi đến tất cả cổ đông trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc họp; việc gửi biên bản kiểm phiếu có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty (nếu có).
  • Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, phụ lục danh sách cổ đông đăng ký dự họp, nghị quyết đã được thông qua và tài liệu có liên quan gửi kèm theo thông báo mời họp phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.
Hình ảnh thành lập công ty cổ phần cần những gì 3
Thành lập công ty cổ phần dễ dàng cùng Luật Việt Tín

Trên đây là tất tật những vấn đề về quy định về họp cổ đông. Dễ dàng trả lời cho các bạn những thắc mắc về: Họp đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần như thế nào? Moị những khó khăn vướng mắc về quy định pháp lý về doanh nghiệp: như thành lập công ty, thay đổi kinh doanh,… nói chung. Hay những vướng mắc về họp đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần.

Hãy liên hệ ngay với Luật Việt Tín để được tư vấn đầy đủ chính xác nhất. Chúc các bạn thành công.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận