Lý do cấm một số ngành nghề đầu tư kinh doanh

Trong hàng chục năm qua, việc cấm toàn bộ hoặc một phần các ngành nghề kinh doanh đã trở thành phổ biến trong nhiều quy định pháp luật về kinh doanh. Và hình như, là cứ không quản lý được thì sẽ thực hiện cấm, không muốn quản lý cũng đưa ra quyết định để cấm.

Trong Luật doanh nghiệp 2005 có quy định các ngành, nghề cấm kinh doanh. Còn trong Luật thương mại 2005 lại có quy định về các mặt hàng hóa, dịch vụ bị cấm đầu tư, kinh doanh. Luật đầu tư năm 2005 có những lĩnh vực bị cấm đầu tư. Ngoài ra còn có rất nhiều các loại văn bản pháp luật dưới dạng cấm đoán với nhiều hình thức. Có nhiều quy định tương tự nhau, có cùng một mục đích, nhưng câu chữ, hình thức lại khác nhau trong nhiều văn bản pháp luật, gây ra sự hiểu lầm, thậm chí là hiểu sai. Tạo ra sự khó hiểu, không thống nhất, thiếu rõ ràng, đây chính là một khó khăn không hề nhỏ đối với các doanh nghiệp.

Lý do cấm một số ngành nghề đầu tư kinh doanh
Lý do cấm một số ngành nghề đầu tư kinh doanh

Ví dụ, quy định chi tiết về việc thực hiện Luật thương mại năm 2005 và Luật doanh nghiệp năm 2005 đều có những nội dung như nhau đối với việc cấm kinh doanh các loại pháo, hay là kinh doanh các loại đồ chơi, trò chơi gây nguy hiểm, có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc ảnh hưởng tới an ninh, trật tự an toàn xã hội. Nhưng lại có sự khác nhau ở chỗ, một văn bản thì được gọi là “hàng hóa, dịch vụ” bị cấm kinh doanh còn một văn bản lại được gọi là “ngành, nghề” cấm kinh doanh.

Tại thời điểm năm 2010, pháp luật đã liệt kê 19 loại hàng hóa, dịch vụ bị cấm kinh doanh. Trong Luật doanh nghiệp đã liệt kê 14 ngành, nghề không được phép kinh doanh. Luật đầu tư cũng đã liệt kê 14 hoạt động không được cấp phép đầu tư. Chỉ trong vòng 15 năm, kể từ ngày Luật doanh nghiệp ra đời năm 1999 đến khi có Luật doanh nghiệp sửa đổi năm 2014, các danh mục hàng hóa, dịch vụ bị cấm kinh doanh đã bị tăng lên gấp 5 lần như sau: năm 1999 là 10, năm 2002 là 11, năm 2006 là 23, năm 2010 là 34 và cho tới năm 2014 là 51.

Tuy nhiên, phần lớn trong các ngành, nghề kinh doanh bị cấm vừa không hợp lý, mà lại đi ngược lại với Hiến pháp. Chẳng hạn như là cấm kinh doanh các loại pháo, nhưng rõ ràng là vẫn có các công ty sản xuất và xuất khẩu pháo hoa, pháo hiệu, pháo sáng để sử dụng trong nhiều trường hợp như là các dịp lễ, tết, quân sự,… tức là chỉ có cấm một phần.

Tuy có một số các loại hàng hóa, dịch vụ có mặt trái cần bị hạn chế, nhưng lại bị cấm một cách hoàn toàn đây cũng là một trong các điều bất hợp lý, như dịch vụ điều tra, kinh doanh vàng trên tài khoản, quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi,….

Thậm chí, còn có những việc cấm trở thành nghịch lý, như cấm kinh doanh các loại “thuốc lá điếu, xì gà và các loại thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu”, thì có thể suy diễn rằng, sẽ không cấm kinh doanh các loại hàng hóa khác nhập lậu.

Với một quan điểm hoàn toàn mới, Luật đầu tư năm 2014 đã đóng là vai trò đầu mối chung, được quy định rõ ràng, ngay cả luật cũng chỉ được phép cấm và hạn chế kinh doanh nằm “đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Như vậy, các lý do cấm và hạn chế kinh doanh khác như gây phương hại đến “truyền thống lịch sử, văn hóa, thuần phong mỹ tục, Việt Nam” và “làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường” của Luật doanh nghiệp 2005 đều đã bị bãi bỏ, do không còn được phù hợp với Hiến pháp năm 2013 nữa.

>> Xem thêm:

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận