Nhà đầu tư Thái Lan và Hàn Quốc cạnh tranh tiếp cận thị trường Việt Nam

Trong năm vừa qua, ngành bán lẻ đã trở thành một trong những ngành nổi bật trong các thương vụ M&A với giá trị chiếm 38,46% tổng giá trị các ngành tham gia thương vụ. Điều đáng chú ý nhất là trong các nhà đầu tư nước ngoài thì Thái Lan và Hàn Quốc là hai nước đã diễn ra cạnh tranh gay gắt nhất trong tiếp cận thị trường Việt Nam.

Rất nhiều thương vụ M&A đã được thực hiện 

Nhóm nghiên cứu MAF tại cuộc họp báo về các thương vụ M&A, năm vừa qua tổng giá trị M&A tại Việt Nam đã đạt mức kỷ lục với 5,8 tỷ USD (tăng 11,92% so với năm 2015). Ngoài ra MAF còn cho biết, thị trường Việt Nam được đánh giá là một thị trường rất hấp dẫn nên các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục thực hiện các thương vụ M&A trong giai đoạn 2016 – 2017.

Nổi bật trong năm 2016 về hoạt động M&A tại Việt Nam là các thương vụ lớn trong ngành bán lẻ như Thái Lan mua lại Bigc và Metro cùng các thương vụ thoái vốn nhà nước như SCIC thoái vốn tại Vinamilk cho F&N. Năm 2016 là năm của ngành bán lẻ và đáng chú ý nhất chính là sự thâp nhập của các doanh nghiệp Thái Lan.

Vào đầu tháng 5/2016, Central Group đã chi 1,05 tỷ USD mua lại hệ thống Siêu thị BigC từ tập đoàn Casino Group. Trước đó, tập đoàn TCC Holdings đã mua lại toàn bộ hệ thống Siêu thị Metro với giá trị 800 triệu USD.

Bên cạnh Thái Lan, các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng thực hiện các thương vụ M&A nổi bật trong ngành bán lẻ như CJ mua cổ phần của Cầu Tre, Daesang mua Công ty thực phẩm Đức Việt. Thể hiện sức cạnh tranh của nhà đầu tư Hàn Quốc, Singhan Bank đã thực hiện thương vụ mua lại mảng bán lẻ của Ngân hàng ANZ.

Qua các thương vụ của nhà đầu tư đến từ Thái Lan và Hàn Quốc, có thể thấy hai nước này đang rất cạnh tranh trong việc làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư để tiếp cận thị trường Việt Nam. Đây cũng chính là xu hướng đầu tư mới của các nhà đầu tư nước ngoài, đưa các sản phẩm của Thái Lan và Hàn Quốc vào thị trường người tiêu dùng Việt Nam bằng cách mua các công ty có kênh phân phối tại thị trường địa phương.

Tuy nhiên các thương vụ lớn chủ yếu tập trung vào thời điểm nửa đầu 2016 còn từ cuối 2016 đến nay thì đã có dấu hiệu chững lại, chưa có thương vụ nào đáng kể và được công bố. Quý I/2017, tổng giá trị &A mới chỉ đạt 1,1 tỷ USD (bằng 75,6% so với bình quân quý 2016)

Hai kịch bản cho giá trị M&A năm 2017

Nhóm nghiên cứu MAF đã đưa ra 2 kịch bản cho giá trị M&A năm 2017.

Theo đó, kịch bản thứ nhất là kịch bản thận trọng. Có nghĩa giá trị M&A dự báo đạt 5 tỷ USD và nếu xảy ra đột biến ở các thương vụ lớn thì giá trị có thể sẽ đạt mốc đến 6,2 – 6,5 tỷ USD hoặc cao hơn. Như vậy giá trị M&A thị trường Việt Nam sẽ ổn định ở mức trên 5 tỷ USD trong giai đoạn 2015 – 2017. Tuy nhiên hiện nay tốc độ đã chậm lại để chờ các thương vụ lớn, chờ các nhà đầu tư lớn thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Giai đoạn 2017 – 2018, các thương vụ M&A sẽ lại tiếp tục chú trọng vào lĩnh vực bán lẻ cùng lĩnh vực bất động sản. Ngoài ra, các lĩnh vực khác như viễn thông, cơ sở hạ tầng và năng lượng cũng đang kỳ vọng sẽ có các thương vụ lớn, làm tăng giá trị cho hoạt động M&A tại Việt Nam.

Theo MAF, giai đoạn này sẽ có thể trông đợi vào các thương vụ lớn, nhất là về phát hành riêng lẻ chọn đối tác chiến lược, sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp nhà nước lớn cổ phần hóa thoái vốn.