Nhiều doanh nghiệp rót vốn đầu tư lớn vào nông nghiệp

6 tháng đầu năm 2017 vừa qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có những khởi sắc mới nhờ đầu tư lớn từ các doanh nghiệp và với tình hình đầu tư hiện nay, dự kiến trong thời gian tới ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa.

Thành tựu ngành nông nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2017

Nếu như năm 2016, nông nghiệp gặp phải nhiều khó khăn do thời tiết khắc nghiệt thì 6 tháng đầu năm nay, nhất là các ngành trồng trọt, thủy sản, lâm nghiệp… đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Cụ thể toàn ngành đã tăng trưởng 2,65% và góp 0,43 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung toàn nền kinh tế cả nước.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 6 tháng qua tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt 17,2 tỷ USD (tăng 13,1% so với cùng kỳ 2016). Trong đó xuất khẩu nông sản đóng vị trí chủ lực với 9,1 tỷ USD và ngành rau quả đạt 1,7 tỷ USD (tăng 44% so với cùng kỳ 2016). Nhờ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ mà đến cuối tháng 5 vừa qua, số vốn vay để phát triển nông thôn đã đạt 1.148 tỷ đồng (tăng 9,9% so với cuối năm 2016). Như vậy, dư nợ phục vụ phát triển nông nghiệp đã chiếm 19% tổng dư nợ kinh tế.

Cụ thể đó là chính sách hỗ trợ về lãi suất cho vay trung hạn và dài hạn với lãi suất thấp hơn từ 0,5% – 1,5% so với mức lãi suất thông thường; Ngân hàng nhà nước giảm lãi suất cho vay từ 7% xuống 6,5% so với 5 lĩnh vực ưu tiên và trong đó có nông nghiệp; các Ngân hàng thương mại xem xét cơ cấu thời gian trả nở và giảm lãi, ưu tiên thu nợ gốc trước…

Thời đại nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Ông Nguyễn Quốc Hùng – Vụ trường Vụ tín dụng các ngành kinh tế cho biết, sau khi Nghị quyết 30 đề cập đến gói cho vay nông nghiệp công nghệ cao 100.000 tỷ đồng hồi đầu tháng 3 thì đến nay, dư nợ cho vay nông nghiệp công nghệ cao đã tăng từ 3.700 tỷ lên đến 32.300 tỷ đồng. Như vậy dư nợ đã tăng lên hơn 8,7 lần trong vài tháng chưa đầy nửa năm.

Trong 32.300 tỷ đồng đó có 27.700 tỷ đồng phục vụ cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và 4.600 tỷ đồng phục vụ cho nông nghiệp sạch. Đầu tư nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng chung và là chủ trương của Chính phủ đối với ngành nông nghiệp. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp lớn đã hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đầu tư với quy mô lớn như VinGroup, PAN Group, NutiFood, Hoàng Anh Gia Lai… Đặc biệt, PAN Froup đã xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp ra hơn 20 quốc gia trên thế giới và hiện nay đang tiếp tục đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng cho nông nghiệp.

Chủ tịch tập đoàn PAN – Ông Nguyễn Duy Hưng cho biết sắp tới tập đoàn sẽ liên kết và nâng cao trình độ nông dân. Đặc biệt, PAN Farm là mảng kinh doanh xuất khẩu hoa tươi sang Nhật Bản bán với giá gấp 10 lần trong nước đã tiếp tục huy động 400 tỷ đồng ừ IFC, Công ty chứng khoán SSI và quỹ Đầu tư tăng trưởng Việt Nam Daiwa.

Tiếp đến là Công ty NutiFood với hơn 1.000 tỷ đồng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại ĐắkLắk thông qua việc mua 25% cổ phần Công ty Cà phê Phước An. Hiện tại NutiFood đang quản lý 1.400 ha cà phê đạt chứng nhận UTZ Certified.

Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2017, Công ty CP Đầu tư Phát triển Công nghệ điện tử viễn thông đã xác định sẽ đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, duy trì tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu doanh thu. Chủ tịch Hội đồng quản trị Elcom – Ông Phan Chiến Thắng cho biết, Elcom đã xây dựng thành công cơ sở dữ liệu nông nghiệp trên cloud và xây dựng giải pháp nhà kính. Dự kiến trong năm nay, Elcom sẽ hoàn thành 2 mẫu nhà màng trồng nhiều loại cây và hoàn chỉnh bộ máy từ thiết kế, sản xuất, thi công để tung hàng loạt sản phẩm mới ra thị trường tư năm 2018.

Bên cạnh đó, Công ty CP Giống câu trồng TW cũng trong Đại hội cổ đông thường niên 2017 đã xác định sẽ trở thành Tập đoàn cung cấp giải pháp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển. Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Vinaseed – Bà Trần Kim Liên cho biết, chính sách vĩ mô đã có nhiều thay đổi. Tư đất đại, cấu trúc sản xuất đều đi theo hướng công nghệ cao.

Dự kiến cuối tháng 7 tới, Tập đoàn Lộc Trời sẽ chuẩn bị giao dịch trên Upcom. Lộc Trời cũng là tập đoàn có chuỗi giá trị nông nghiệp lớn từ cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật cho đến sản phẩm, bao bì.

Nông nghiệp lấn sân và mở rộng quy mô

Có không ít doanh nghiệp muốn bước chân vào mảng nông nghiệp, kể cả công ty đối thầu xây dựng lớn như Công ty CP Xây dựng và Phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (UDC). UDC đã chốt danh sách các cổ đông để xin ý kiến về việc bổ sung lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp.

Cùng với UDC, Công ty CP Chế biết thực phẩm nông sản xuất khẩu Nam Định (NDF) cũng mạnh dạn đầu tư thêm vào nông nghiệp. Ngày 3/7 vừa qua, NDF đã đầu tư và thành lập hàng loạt công ty trong lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể sẽ hợp tác với Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Việt Nam thành lập Công ty TNHH Nông nghiệp Vifarm Việt Nam tại Bà Rịa – Vũng Tàu đồng thời hợp tác với Công ty TNHH Vietponic thành lập Công ty TNHH Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao Smart Agri Đà Lạt. Ngoài ra, NDF còn mua 90% vốn của Công ty CP Thực phẩm Red Foods với giá trị 1,8 tỷ đồng và 80% vốn của Công ty TNHH Thực phẩm và đồ uống nam tại TP Hồ Chí Minh với giá trị 4,8 tỷ đồng.

Tại Đại hội cổ đông thường niên 2017, Chè Hiệp Khánh (HKT) đã bàn đến việc tái cấu trúc công ty theo mô hình mẹ – con, hợp tác liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác để mở rộng quy mô, tăng trưởng vốn để phát triển sản xuất, khai thác nguyên liệu và những lợi thế về kênh phân phối sản phẩm.

Các doanh nghiệp không chỉ chuyển đổi cơ cấu sang nông nghiệp mà còn đầy mạnh nâng vốn khi có kế hoạch lên sàn chứng khoán.

Từ trước đến nay nông nghiệp luôn là ngành có lợi nhuận thấp và rủi ro cao nhất nên việc đầu tư vào nông nghiệp không phải dễ dàng, nhất là khi có ý định đầu tư quy mô lớn. Tuy nhiên nhờ các chính sách ưu đãi của nhà nước cũng như dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài mà nông nghiệp vẫn luôn có sức hút lớn với các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận