Những điều cần biết khi kinh doanh mỹ phẩm

Trong vài năm trở lại đây, kinh doanh mỹ phẩm thực sự đang trở thành một xu hướng được nở rộ. Vậy bạn đã biết những gì? Để chuẩn bị cho những bước đi khởi đầu hoàn hảo với ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm của mình chưa? Hãy cùng tham khảo bài viết và để lại ý kiến comment của bạn ở cuối bài viết này nhé!

Mỹ phẩm từ trước đến được xem như là một loại “vũ khí tối thượng” trong việc làm đẹp của chị em. Do vậy, những mặt hàng mỹ phẩm luôn được cánh chị em săn đón một cách nhiệt tình nhất. Không chỉ cánh chị em mà ngày nay với nhu cầu làm đẹp ngày một tăng cao, cánh mày râu cũng rất hứng thú với những dòng mỹ phẩm như: dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, kem trị mụn,… để chăm chút cho vẻ đẹp nam tính của họ.

Nhung-dieu-can-biet-khi-kinh-doanh-my-pham
Những điều cần biết khi kinh doanh mỹ phẩm

1. Xác định đối tượng khách hàng

Trước tiên, cũng như kinh doanh bất kỳ một mặt hàng nào, thì bạn cần xác định rõ được những đối tưởng chủ yếu mà mình sẽ phục vụ. Xác định tiếp những đối tượng nào khác sẽ vào cửa hàng mỹ phẩm của bạn. Bạn có thể dựa vào độ tuổi, giới tính, để thu thập thông tin chọn đối tượng khách hàng mục tiêu cho mình khi mở cửa hàng, ví dụ như khách hàng nữ có độ tuổi từ 15 đến 25, từ 25 đến 30 hoặc trên 30, khách hàng nam, khách hàng là nhân viên văn phòng hay khách VIP,… Với mỗi đối tượng khách hàng sẽ có những dòng mỹ phẩm và thương hiệu phù hợp và đặc thù riêng, vì vậy bạn cần xác định được rõ ràng ngay từ đầu để nhập các sản phẩm theo nhu cầu của họ.

2. Chọn địa điểm kinh doanh

Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trong việc chọn địa điểm kinh doanh. Vì điểm kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong kinh doanh. Những bạn cũng phải cân nhắc  đến giá cả của địa điểm nếu thuê mặt bằng kinh doanh. Xem xét kinh phí của mình bỏ ra thuê được bao lâu. Tránh trường hợp giá thuê nhà không phù hợp, kinh doanh được vài tháng đã hết tiền vì tiền thuê nhà quá cao.

Ngoài ra bạn nên tìm hiểu kinh nghiệm của những người đi trước trong kinh doanh mỹ phẩm, nên chọn địa điểm kinh doanh tại những nơi tập trung nhiều đối tượng khách hàng mà mình đã xác định. Ví dụ nếu mục tiêu của bạn là bán cho khách hàng từ có độ tuổi 15 đến 25 tuổi, chủ yếu là học sinh, sinh viên thì nên mở gần các trường học, trung tâm dạy thêm,… Còn nếu bán cho đối tượng là khách VIP thì hãy chọn địa điểm kinh doanh tại các khu thương mại lớn hoặc gần chung cư cao cấp.

3. Xác định quy mô cửa hàng

Bạn cần ước lượng được số tiền đầu tư ban đầu sẽ giúp bạn xác định quy mô của cửa hàng. Diện tích cửa hàng nên phù hợp với quy mô kinh doanh. Bạn cần tính toán cho kỹ, phải biết rõ khi mở cửa hàng mỹ phẩm cần những gì, đừng để xảy ra tình trạng quy mô nhỏ mà mặt bằng lại quá rộng, nhìn rất loãng và trống trải. Muốn vậy thì hãy lên danh sách các trang thiết bị cần thiết khi mở cửa hàng mỹ phẩm, bao gồm tủ kệ, hệ thống chiếu sáng, thông gió, phần mềm bán hàng, phần cứng kinh doanh như máy in hóa đơn, máy quét mã vạch,… Đặc biệt là số lượng hàng hóa mà bạn có thể nhập và tồn trữ, nếu đủ vốn để nhập số lượng lớn thì mới mở rộng quy mô.

Sau khi bạn đã xác định được 3 mục trên. bạn sẽ tiến hành đăng ký kinh doanh với cơ quan chức năng, tránh trường hợp bị xử phạt, thậm chí cấm kinh doanh do các sai phạm ngoài ý muốn.

4. Quảng cáo

Đối với cửa hàng mỹ phẩm mới mở, bạn cần chú trọng tới việc quảng cáo nhằm thu hút khách hàng. Có nhiều hình thức quảng cáo như phát tờ rơi, giới thiệu qua các mối quan hệ người thân, bạn bè. Bạn nên tìm nhiều cách quảng cáo và chịu khó tiếp thị cho cửa hàng mình để được nhiều người biết đến. Cửa hàng mới mở, không nên im lìm ngồi chờ khách vãng lai, mà phải chủ động tìm tới những đối tượng khách hàng chủ yếu.

Nếu bạn mở shop mỹ phẩm online thì nên sử dụng những phương thức tiếp thị trực tuyến phổ biến hiện nay như quảng cáo trên mạng xã hội (Facebook, Twitter, Google Adwords,…).

5. Tổ chức những chương trình khuyến mãi

Đưa ra mức giá hấp dẫn, khuyến mại… là cách rất hiệu quả để thu hút khách hàng mới. Ngoài ra nếu bạn có kỹ năng trang điểm rất tốt, hãy tặng cho khách hàng những buổi trang điểm miễn phí hoặc tư vấn, dạy cho học các bí quyết để có một gương mặt đẹp hơn khi sử dụng mỹ phẩm của shop. Mục tiêu là phải giữ được khách hàng và tạo một hệ thống những khách hàng quen cho cửa hàng. Đây sẽ là nguồn thu duy trì sự sống cửa hàng bạn lúc ban đầu.

6. Làm hài lòng khách hàng

Giao tiếp với khách hàng cũng rất quan trọng. Nên cố gắng cởi mở, vui vẻ và nhẹ nhàng với khách hàng của bạn. Bỏ qua mọi thứ, bạn chỉ luôn nghĩ làm sao để khách hàng hài lòng và chắc chắn rằng lần sau khách hàng sẽ quay lại với bạn. Ngoài ra bạn nên học cách xử lý trong các trường hợp có khách hàng khiếu nại về sản phẩm, và những trương hợp ngoài ý muốn có thể xảy ra trong cửa hàng.

7. Lập kế hoạch cạnh tranh từ trước

Nếu cửa hàng mỹ phẩm bạn có đối thủ cạnh tranh, bạn cần tìm hiểu những đối thủ đó, xem họ có những ưu điểm nào, nhược điểm nào. Bạn có thể học hỏi và phát huy những ưu điểm đó và khắc phục những nhược điểm của họ. Cái này còn tùy thuộc vào hoàn cảnh và nguồn tài chính của bạn. Điều đặc biệt, bạn cần có một sắc thái riêng cho cửa hàng của mình – điều này sẽ làm cho cửa hàng bạn khác với những cửa hàng khác. Mọi người sẽ chú ý hơn.

8. Quản lý tài chính phải thật rõ ràng

Bạn cần xác định được số vốn ban đầu mở cửa hàng là bao nhiêu. Tính toán chi phí phải bỏ ra hàng ngày, hàng tháng như: tiền thuê nhân viên, tiền ăn, điện, nước, mỹ phẩm, chi phí ngoài ý muốn…Sổ sách phải ghi đầy đủ, khoa học. Phải biết ngày hôm nay mình làm được bao nhiêu tiền, lời bao nhiêu. Nếu quy mô của cửa hàng đủ lớn, cần phải thuê thêm nhân viên thì tốt nhất bạn hãy sắm một phần mềm quản lý bán hàng với đầy đủ các tính năng kiểm soát chi phí, hàng hóa, nhân viên để hạn chế tối đa thất thoát.

9. Theo dõi lưu lượng khách hàng

Bên cạnh việc quản lý tài chính bạn nên ghi chép những đối tượng khách hàng vào cửa hàng mình nên thống kê số đối tượng khách hàng này. Xem đối tượng khách hàng nào nhiều nhất, ít nhất. Tìm hiểu vì sao lại như thế . Từ đó bạn sẽ có được kế hoạch phát triển cho cửa hàng đối với những đối tượng khách hàng đó.

10. Lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm chi tiết

Điều cuối cùng, trước khi bạn làm những điều trên thì bạn cần lập cho mình một bộ kế hoạch thật chi tiết – phải trung thực với chính mình. Hãy tuân theo từng bước mà bạn đã đề ra trong bản kế hoạch đó và đánh giá kết quả ngay sau khi hoàn thành, nhờ vậy bạn sẽ biết phải điều chỉnh những khâu nào để phù hợp với tình hình thực tế.

Trên đây là những vấn đề cần lưu ý trước khi bắt tay vào thực hiện ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm cho các bạn. Hãy để lại ý kiếm đóng góp của bạn để chúng ta cùng tìm hiểu, làm mới thêm những kiến thức kinh doanh.

 

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận