Những điều cần biết về kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi

Đối với ngành nghề nông nghiệp bên cạnh việc trồng trọt chăn nuôi là ngành nghề trọng điểm. Để có được hiệu quả cho ngành chăn nuôi, việc đảm bảo chất lượng thức ăn chăn nuôi là cần thiết. Và việc kiểm nghiệm đối với thức ăn chăn nuôi càng được coi trọng. Vì thế hãy cùng Luật Việt Tín tìm hiểu Những điều cần biết về kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi.

Thức ăn chăn nuôi là gì?

Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống (hoặc bổ sung vào môi trường nuôi đối với thức ăn thủy sản) ở dạng tươi, sng. Hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm thức ăn dinh dưỡng và thức ăn chức năng ở các dạng: Nguyên liệu, thức ăn đơn; thức ăn hn hp hoàn chỉnh; thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn và các sản phẩm bổ sung vào môi trường nuôi (đối với thức ăn thủy sản).

Các loại thức ăn chăn nuôi nhằm tạo thức ăn tự nhiên, ổn định môi trường nuôi, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.

Xem thêm: Tìm hiểu về hồ sơ công bố hợp quy đối với phụ gia trong thức ăn chăn nuôi

Căn cứ pháp lý quy định kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi

  • Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định 08/2010/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;
  • Thông tư số 06/2016/TT-BNNPTNT về Danh mục, hàm lượng kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm với mục đích kích thích sinh trưởng;
  • Quyết định số 2509/QĐ-BNN-CN về Qui chế chứng nhận và Qui trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn, gà an toàn trong nông hộ;
  • Thông tư số 27/2016/TT-BNNPTNT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi QCVN 01-183:2016/BNNPTNT Quy định giới hạn tối đa cho phép hàm lượng độc tố nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm…

 

Xem thêm: Một số quy định về kiểm nghiệm thực phẩm (căn cứ theo luật hiện hành 2020)

Các chỉ tiêu cần quan tâm khi kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi

Cần nhấn mạnh lại thức ăn chăn nuôi bao gồm nhiều loại có nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Về cơ cấu khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố: chất sơ, tinh bột, đạm và muối khoáng. Ngoài ra theo từng phương pháp chăn nuôi, cơ cấu các loại vật nuôi,… Việc lựa chọn loại thức ăn cần đảm bảo các thành phần như:

  • Thành phần các chất trong thức ăn chăn nuôi như: protein, protein tiêu hóa, béo tổng, tro tổng, tro không tan trong HCl, TVB-N,  xơ thô, photpho tổng, độ ẩm, NaCl
  • Các vitamin: Vitamin B1, Vitamin B12, Vitamin B2, Vitamin B3, Vitamin B5, Vitamin B6, Vitamin B7 (Vitamin H), Vitamin B8 (Biotin), Vitamin B9 (Acid folic), Vitamin D2, Vitamin D3, Vitamin K1, Vitamin PP (Nicotinamid)), Vitamin A và E …
  • Phân tích các nguyên tố (Ca, Mg, Se, K, Na,  …),  các kim loại nặng (Pb, Cd, As, Hg…).
  • Phân tích: Ethoxyquin, cyanuric acid, melamine,…
  • Kiểm nghiệm các chất kháng sinh, hoá chất cấm hoặc hạn chế sử dụng trong thức ăn gia súc như: Chloramphenicol, Flofenicol, Thiamphenicol, Tetracycline, Oxytetracycline, Chlotetracycline, Doxycycline, Demeclocycline, họ fluoroquinolones (Enrofloxacin, Cipro,…), Malachite green, Leucomalachite green, Tylosin, Erythromycine
  • Phân tích các độc tố vi nấm (Aflatoxins, Zearealenon, Deoxynivalenol…)
  • Phân tích Lysine, Taurine.
Loader Loading...
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [948.95 KB]

Dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm của Việt Tín
Dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm của Việt Tín
Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận