Những lưu ý khi mua bán doanh nghiệp cần biết

Trong thị trường kinh tế hiện nay thì thuận mua bán hay sáp nhập doanh nghiệp được nhắc đến rất nhiều. Vậy bản chất của việc mua bán doanh nghiệp là gì? Công ty nào có quyền được thực hiện thủ tục mua bán doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện nay?

Đây đang là một trong những vấn đề nóng sốt hiện nay vì có khá nhiều doanh nghiệp muốn thực hiện việc mua bán doanh nghiệp lẫn nhau nhưng lại không biết được thủ tục pháp lý phải thực hiện như thế nào. Bài viết sau đây, Luật Việt Tín sẽ giúp các bạn lý giải toàn bộ các thắc mắc trên.

Ảnh minh họa: giao dịch công ty

I. MUA BÁN CÔNG TY LÀ GÌ VÀ CÔNG TY NÀO ĐƯỢC PHÉP BÁN CÔNG TY

Mua bán công ty về bản chất cũng giống như hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ thông thường, tuy nhiên có một đối tượng của hợp đồng mua bán này tương đối đặc thù đó là một tổ chức có chức năng, nhiệm vụ và tài sản riêng. Việc mua lại doanh nghiệp được hiểu như việc mua lại các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Bên mua lại sẽ tiếp tục kế thừa và tiếp tục thực hiện các công việc của công ty bán.

Trong số 5 loại hình doanh nghiệp hiện nay thì chỉ có doanh nghiệp tư nhân có được phép bán và chuyển nhượng doanh nghiệp. Còn những doanh nghiệp không được thực hiện việc bán doanh nghiệp, nếu thành viên góp hoặc cổ đông muốn rút lui thì phải chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp và cổ phần lại cho người khác hoặc yêu cầu công ty mua lại khi đủ cơ sở.

II. THỦ TỤC MUA BÁN DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Việc bán doanh nghiệp tư nhân sẽ do chủ doanh nghiệp tư nhân quyết định bán cho một cá nhân khác. Khi muốn bán doanh nghiệp ngoài việc thỏa thuận thành lập hợp đồng mua bán ra thì còn phải thực hiện các thủ tục với cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền. Đối với những khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp phát sinh trước thời điểm chuyển giao thì bên mua vẫn phải chịu trách nhiệm thanh toán nếu không thỏa thuận bàn giao hết cho bên mua.

Thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân sẽ được thực hiện theo từng bước cụ thể như sau:

Bước 1: Thành lập hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Hai bên mua và bán phải thỏa thuận thành lập hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Thông thường thì một hợp đồng mua bán có thể bao gồm một số điều khoản như sau:

  • Điều 1: Đối tượng hợp đồng
  • Điều 2: Đặc điểm của đối tượng mua bán (Miêu tả các thông tin về doanh nghiệp tư nhân: Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, mẫu dấu, các giấy tờ sổ sách, tài sản hiện có của doanh nghiệp….)
  • Điều 3: Giá hợp đồng / Phương thức thanh toán / Thời hạn thanh toán / Hình thức thanh toán
  • Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của bên bán
  • Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của bên mua
  • Điều 6: Phương án giải quyết lao động sau khi chuyển giao doanh nghiệp
  • Điều 7: Phạt vi phạm hợp đồng
  • Điều 8: Điều khoản giải quyết tranh chấp
  • Điều 9: Hiệu lực của hợp đồng

Ngoài các điều khoản như trên tùy từng trường hợp thì các bên có thể thỏa thuận bổ sung thêm một số điều khoản khác.

Điểm cần lưu ý trong việc thành lập hợp đồng mua bán doanh nghiệp là phải xem xét tư cách pháp lý của người mua doanh nghiệp, tránh trường hợp người mua thuộc vào trường hợp không được góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc tham gia quản lý doanh nghiệp được quy định tại Điều 18 của Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/7/2015.

Hợp đồng mua bán công ty

Bước 2: Thực hiện thủ tục sang tên doanh nghiệp cho người mua

Khi thực hiện việc bán doanh nghiệp thì sẽ dẫn đến một số thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân, thay đổi như thay đổi thông tin đăng ký thuế, thay đổi thông tin người quản lý doanh nghiệp

Hồ sơ sang tên bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Thể hiện tất cả các thông tin thay đổi )
  • Hợp đồng mua bán doanh nghiệp
  • Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán
  • Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người mua: Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.

Thẩm quyền giải quyết hồ sơ: Văn Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Thời hạn nộp hồ sơ: Trong vòng 03 ngày kể từ ngày có sự thay đổi

Thời hạn giải quyết: Trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ hợp lệ.

Trên đây là một số các thủ tục mà chủ doanh nghiệp tư nhân và người mua doanh nghiệp tư nhân phải thực hiện khi muốn mua, bán doanh nghiệp. Nếu gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, quý khách hàng có thể liên hệ tới Luật Viêt Tín để được trao đổi cụ thể hơn. Trường hợp không muốn thực hiện thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân một các nhanh chóng hãy liên hệ tới Luật Việt Tín để sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

  • Hotline: 0978.635.623
  • Email: luatviettin@gmail.com