Những lưu ý khi thành lập công ty truyền thông

Dịch vụ truyền thông hiện nay là một dịch vụ khá phố biến và vô cùng cần thiết. Để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về hoạt động và thủ tục thành lập công ty truyền thông, bài viết hôm nay Luật Việt Tín sẽ cung cấp đến khách hàng các quy định pháp lý đối với công ty truyền thông và những lưu ý khi thành lập công ty truyền thông theo luật hiện hành.

Các ngành nghề của công ty truyền thông 

Công ty truyền thông có rất nhiều hoạt động kinh doanh như quảng cáo, tổ chức sự kiện hoặc tổ chức các chương trình truyền hình. Trong số các ngành nghề kinh doanh đó, có cả ngành nghề kinh doanh có điều kiện và không có điều kiện.

Theo hệ thống ngành nghề kinh tế của Việt Nam, có một số hoạt động truyền thông như sau:

  • Hoạt động điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc;
  • Hoạt động phát thanh, truyền hình;
  • Dịch vụ viễn thông;
  • Dịch vụ tư vấn các hoạt động liên quan đến máy vi tính;
  • Hoạt động dịch vụ thông tin;
  • Dịch vụ thông tấn;
  • Dịch vụ quảng cáo và nghiên cứu thị trường;
  • Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại;
  • In ấn và dịch vụ liên quan đến in.

Trong đó có một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện như:

  • Kinh doanh dịch vụ sản xuất, phát hành và phổ biến phim;
  • Kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền;
  • Kinh doanh dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động, mạng internet;
  • Kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, tổ chức thi người đẹp, người mẫu.

>> Xem thêm: Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?

Thủ tục thành lập công ty truyền thông 

Công ty truyền thông
Trình tự thành lập công ty truyền thông

Bước 1. Thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Công ty truyền thông thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo thủ tục bình thường được quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Có thể lựa chọn một trong các hình thức doanh nghiệp như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ hồ sơ sau:

– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp, sử dụng theo mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT đối với từng loại hình doanh nghiệp thành lập.

– Điều lệ công ty: Điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ của các thành viên góp vốn thành lập.

– Danh sách thành viên góp vốn, cổ đông công ty được kê khai theo mẫu.

– Bản sao chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu nếu thành viên góp vốn là cá nhân và bản sao giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp nếu thành viên góp vốn là tổ chức.

– Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ.

– Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.

– Thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp.

Bước 2. Thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế

Sau khi thành lập công ty truyền thông, bạn cần nộp tờ khai số 01 về lệ phí môn bài và tờ khai số 06 về phương pháp áp dụng tính thuế giá trị gia tăng. (Liên hệ với chúng tôi để nhận mẫu tờ khai: 0978 635 623).

Bước 3. Nộp tiền lệ phí môn bài

Tiền lệ phí môn bài phải được nộp vào ngân sách nhà nước. Đối với những doanh nghiệp thành lập trong sáu tháng đầu năm thì nộp 100% lệ phí. Đối với những doanh nghiệp thành lập trong sáu tháng cuối năm thì nộp 50% lệ phí.

Bước 4. Xin giấy phép hoạt động đối với những ngành nghề có điều kiện

Nếu công ty truyền thông kinh doanh những hoạt động không có điều kiện thì có thể tiến hành hoạt động kinh doanh ngay. Đối với trường hợp công ty cung cấp những dịch vụ có yêu cầu về điều kiện kinh doanh thì doanh nghiệp phải tiến hành thực hiên thủ tục xin phép hoạt động trước khi bắt đầu hoạt động.

>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói, nhanh chóng

Một số vấn đề khi xin giấy phép tổ chức sự kiện 

Quý khách hàng cần lưu ý đây không phải là hoạt động có điều kiện trong lĩnh vực truyền thông. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp thì công ty có thể tìm kiếm khách hàng và ký kết hợp đồng dịch vụ tổ chức sự kiện hoặc quảng cáo với khách hàng. Tuy nhiên với mỗi lần tổ chức sự kiện cho khách hàng thì công ty truyền thông phải tiến hành xin giấy phép tổ chức sự kiện.

Hồ sơ xin giấy phép tổ chức sự kiện thông thường sẽ bao gồm các giấy tờ sau:

– Đơn xin cấp phép

– Nội dung chương trình như thời gian, địa điểm, thành phần tham dự

– Hợp đông giữa công ty truyền thống và công ty sử dụng dịch vụ

– Giấy phép đăng ký kinh doanh của cả 2 công ty

– Hợp đồng thuê địa điểm tổ chức sự kiện

– Giấy ủy quyền của khách hàng cho đơn vị tổ chức sự kiện

Ngoài ra đối với một số trường hợp cụ thể như tổ chức họp báo, biểu diễn thời trang, biểu diễn ca nhạc, thì phải bổ sung thêm một số giấy tờ cụ thể khác. Như đối với tổ chức chương trình diễn thời trang thì phải có: danh sách người mẫu; hình mẫu trang phục sẽ trình diễn…..

Quý khách hàng thắc mắc về những điều cần lưu ý khi thành lập công ty truyền thông xin vui lòng liên hệ lại để được tư vấn cụ thể!