Quy định pháp luật chi tiết về loại hình công ty cổ phần

Công ty cổ phần được coi là mô hình doanh nghiệp có tốc độ mạnh mẽ. Do khả năng huy động vốn nhanh chóng, dễ dàng. Tuy nhiền cần tìm hiểu các điểm mẫu chốt về loại hình doanh nghiệp này theo quy định hiện hành. Đảm bảo phát huy tối đa thế mạnh của chúng mang lại.

Công ty cổ phần là gì?

Căn cứ vào luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về công ty cổ phần theo đó:

  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
  • Cổ đông công ty cổ phần có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Tối thiểu phải có 03 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa;
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập trong 03 năm đầu sau khi thành lập.
Công ty cổ phần có nhiều ưu điểm để hoạt động kinh doanh huy động vốn
Công ty cổ phần có nhiều ưu điểm để hoạt động kinh doanh huy động vốn

Đặc điểm của công ty cổ phần

  • Phải có tối thiểu 03 cổ đông sáng lập và không hạn chế số lượng cổ đông tối đa;
  • Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần, việc mua cổ phần là cách chính để góp vốn vào công ty cổ phần;
  • Cổ đông là người sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi số vốn đã góp;
  • Công ty cổ phần được phát hành các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu… để huy động vốn.

Ngoài ra còn có những đặc điểm khác về điều kiện của công ty cổ phần.

Ưu nhược điểm của loại hình công ty cổ phần

Ưu điểm Nhược điểm
– Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản cũng như nghĩa vụ khoản nợ,… theo vốn điều vệ nên mức độ rủi ro không cao;

– Quy mô hoạt động lớn, không giới hạn số lượng cổ đông tối đa. Điều này rất thuận lợi khi mở rộng kinh doanh phát triển công ty;

– Cơ cấu vốn, khả năng huy động vốn cao thông qua phát hành cổ phiếu – Đây là ưu điểm nổi bật của loại hình doanh nghiệp này so với các loại hình khác.

– Công ty có tính độc lập cao giữa quản lý và sở hữu, việc quản lý sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

 Số lượng cổ đông có thể rất lớn, việc quản lý, điều hành công ty tương đối phức tạp đặc biệt trong trường hợp xuất hiện những nhóm cổ đông đối lập về lợi ích;

– Khả năng bảo mật kinh doanh, tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông.

 

Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần

Theo Điều 134 Luật Doanh nghiệp, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau:

Mô hình thứ nhất: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc (Tổng giám đốc)

Mô hình thứ hai: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng Giám đốc).

Trong trường hợp công ty có dưới 11 cổ đông và cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.

Ảnh minh họa: Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần
Ảnh minh họa: Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần

Các loại cổ phần trong công ty

Cổ phần chính là phần vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau.

Công ty cổ phần có 02 loại cổ phần là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Cổ phần phổ thông là bắt buộc phải có, ngoài ra, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi.

Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau:

  • Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
  • Cổ phần ưu đãi cổ tức;
  • Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
  • Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.

Trong đó, chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết trong 03 năm đầu sau khi thành lập. Hết thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển thành cổ phần phổ thông.

Về vấn đề chuyển nhượng công ty cổ phần

Về mặt nguyên tắc các cổ đông công ty được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình. Tuy nhiên vẫn có trường hợp hạn chế chuyển nhượng:

  • Bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của Điều lệ công ty.
  • Cổ phần của cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác trong vòng 03 năm đầu sau thành lập. Nếu chuyển cho người không phải cổ đông sáng lập thì phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông;
  • Cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng.

Việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện tương đối linh hoạt, có thể thực hiện thông qua hợp đồng chuyển nhượng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Hình ảnh thành lập công ty cổ phần cần những gì 3
Thành lập công ty cổ phần cần những gì 3

Trên đây là tất tật những quy định pháp luật chi tiết về loại hình công ty cổ phần. Mọi những vướng mắc về loại hình này.

Các bạn hãy liên hệ ngay với Hotline của chúng tôi để được tư vấn hướng dẫn. Đặc biệt đối với các vấn đề về: Thành lập công ty cổ phần, thay đổi các loại hình,… Hãy nhấc máy để được ưu đãi nhất. Chúc các bạn thành công.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận