Quyết toán thuế và thanh lý tài sản khi giải thể doanh nghiệp

Quyết toán thuếthanh lý tài sản khi giải thể doanh nghiệp là thủ tục bắt buộc trước khi doanh nghiệp tiến hành xóa tên tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ được chia tài sản thanh lý khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế, công nợ với người lao động và các tổ chức cá nhân khác.

Quyết toán thuế

Hãy cùng tìm hiểu quy định pháp luật hiện hành về thủ tục quyết toán thuế và thanh lý tài sản khi doanh nghiệp giải thể cùng Việt Tín qua bài viết dưới đây.

Thủ tục quyết toán thuế khi giải thể doanh nghiệp

Quyết toán thuế là hoạt động rà soát, thống kê các số liệu liên quan các khoản thuế của cá nhân, tổ chức. Hoạt động này được thực hiện theo định kỳ mỗi năm một lần hoặc theo yêu cầu đột xuất của cơ quan có thẩm quyền. 

Doanh nghiệp khi giải thể bắt buộc phải quyết toán thuế với cơ quan thuế (Trừ một số trường hợp được miễn theo quy định pháp luật). Doanh nghiệp phải dự trù khoản thuế và quyết toán đầy đủ các khoản nợ thuế. Để thực hiện thủ tục này, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Trước khi hoàn thành việc quyết toán thuế, doanh nghiệp giải thể phải gửi công văn yêu cầu Cục Hải quan nơi công ty đóng trụ sở (xác nhận việc không còn nợ thuế xuất nhập khẩu) đối với doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
  • Doanh nghiệp giải thể gửi văn bản tới cơ quan thuế đề nghị kiểm tra quyết toán thuế công ty tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
  • Doanh nghiệp giải thể phải thực hiện quyết toán các khoản thuế phát sinh trong quá trình hoạt động.
  • Thực hiện thủ tục chấm dứt mã số thuế do chấm dứt hoạt động.

Khi thực hiện thủ tục này, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ quyết toán thuế bao gồm cả hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Xem thêm tại https://viettinlaw.com/hoi-dap-1382678615.html

Quyết toán thuế giải thể công ty là thủ tục tương đối phức tạp. Do đó, các doanh nghiệp cần phải nắm rõ quy định pháp luật để thực hiện nhanh chóng, hiệu quả. 

Thủ tục thanh lý tài sản khi doanh nghiệp giải thể

Thanh lý tài sản là thủ tục bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện khi tiến hành giải thể. Thủ tục này phải được thực hiện theo đúng trình tự luật định. Cụ thể:

  • Bước 01: Thành lập hội đồng thanh lý tài sản

Trừ trường hợp điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý tổ chức thanh lý riêng. Các chủ thể sau đây có quyền trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản:

– Đối với công ty cổ phần: Hội đồng quản trị trực tiếp 

– Đối với công ty TNHH: Hội đồng thành viên 

– Đối với doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp

– Đối với công ty TNHH một thành viên: Chủ sở hữu công ty

– Đối với công ty hợp danh: Các thành viên hợp danh công ty.

Hội đồng thanh lý tài sản thực hiện thống kê thống kê số lượng tài sản. Đồng thời phân loại, thu thập các số liệu, giấy tờ liên quan đến tài sản. Ngoài ra, hội đồng cũng phải tiến hành thẩm định chất lượng của tài sản để định giá giá trị tài sản. Tổ chức thực hiện thanh lý tài sản.

Lập hội đồng thanh lý tài sản
  • Bước 02: Kiểm tra, đánh giá chất lượng và giá trị còn lại của tài sản 

Hội đồng thanh lý tài sản thực hiện kiểm tra tài sản dựa trên các yếu tố nhất định để đánh giá tài sản. Cụ thể các yếu tố như:

– Chế độ bảo hành

– Số lần bảo trì, sửa chữa tài sản

– Mức độ tiêu hao nhiên liệu

– Các yếu tố khác 

Sau khi đánh giá được giá trị còn lại của tài sản, hộ đồng thanh lý cần xác định hình thức thanh lý đối với từng loại tài sản.

  • Bước 03: Quyết định thanh lý tài sản theo hình thức bán hoặc đấu giá tài sản.

Lưu ý: Khi tiến hành thanh lý phải lập biên bản thanh lý tài sản.

Thứ tự thanh toán nợ khi giải thể doanh nghiệp 

Sau khi thanh lý tài sản, doanh nghiệp thực hiện thanh toán các khoản nợ theo thứ tự như sau:

  • Chi phí giải thể công ty
  • Các khoản nợ liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động như: nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, và các quyền lợi khác theo thỏa ước lao động và hợp đồng lao động đã ký.
  • Các khoản nợ thuế
  • Các khoản nợ có bảo đảm và không có bảo đảm

Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể công ty, phần còn lại thuộc về cổ đông Công ty cổ phần/ thành viên công ty TNHH/ Chủ sở hữu Công ty TNHH một thành viên/ Chủ doanh nghiệp tư nhân.

Trên đây là tổng hợp những quy định pháp luật hiện hành về thủ tục quyết toán thuế và thanh lý tài sản khi giải thể doanh nghiệp. Mọi vướng mắc pháp lý về giải thể doanh nghiệp vui lòng liên hệ Luật Việt Tín để được giải đáp.

 

 

Dịch vụ giải thể công ty trọn gói giá rẻ, nhanh, chuyên nghiệp

Trường hợp bạn vướng mắc thủ tục hồ sơ giải thể có thể liên hệ ngay tới Việt Tín để được tư vấn trực tiếp hoàn toàn miễn phí !

Xem thêm: Dịch vụ giải thể công ty trọn gói giá rẻ tại Hà Nội

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận