Thủ tục rút vốn khỏi công ty cổ phần chi tiết nhất

Việc rút vốn khỏi công ty cổ phần dù bất kỳ lý do nào đó cũng là một trong những vấn đề được doanh nghiệp quan tâm đến. Việc rút vốn như thế nào đặc biệt đối với loại hình đối vốn như công ty cổ phần. Cùng Luật Việt Tín tìm hiểu vấn đề pháp lý trên cho doanh nghiệp.

Vấn đề rút vốn khỏi công ty cổ phần

Câu hỏi: Chào các anh(chị) luật sư của công ty Luật Việt Tín.

Tôi muốn hỏi anh(chị) luật sư, công ty tôi là công ty cổ phần, hiện nay có một cổ đông muốn rút vốn khỏi công ty. Thì công ty thôi cần phải làm những thủ tục gì? Mong anh(chị) luật sư tư vấn giúp tôi.

Hinh-anh-rut-von-khoi-cong-ty-co-phan

Trả lời về việc rút vốn khỏi công ty cổ phần 

Trả lời: Chào bạn, với câu hỏi về việc rút vốn khỏi công ty cổ phần của bạn chúng tôi xin đưa ra tư vấn như sau:

Theo quy định rút vốn công ty cổ phần tại khoản 1 điều số 115 của bộ Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định một trong những nghĩa vụ của các cổ đông phổ thông như sau: “không được rút số vốn góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty đã góp vốn dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc được người khác mua lại cổ phần.

Trường hợp có cổ đông rút 1 phần hoặc toàn bộ số vốn bằng cổ phần đã góp là trái với quy định của khoản này, thì cổ đong đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng chịu liên đới trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị của cổ phần đã bị rút và những thiệt hại xảy ra…”

Như vậy trong trường hợp có cổ đông phổ thông muốn rút vốn đã góp bằng cổ phần vào công ty bạn thì chỉ có thể rút vốn bằng cách công ty bạn hoặc người khác mua lại số cổ phần đó. Tất cả các hình thức rút vốn khác đều được coi là vi phạm pháp luật.

Rut-von-khoi-cong-ty-co-phan
Rút vốn khỏi công ty cổ phần

>>> Điều kiện thành lập công ty cổ phần

Thủ tục để mua lại số cổ phần đó như sau:

* Công ty mua lại cổ phần

Tại Điều số 129 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định về việc công ty mua lại cổ phần như sau:

1. Cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông được quy định tại điều lệ của công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải được trình bày bằng văn bản, trong đó cần nếu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần tường loại, giá dự đinh bán, và trình bày lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi tới công ty trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định về các vấn đề được quy định tại điều khoản này.

2. Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định tại khoản 1 điều này với giá của thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc được quy định tại điều lệ của công ty trong thời hạn là 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận về định giá cổ phần thì các bên có thể yêu cầu 1 tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá hộ. Công ty giới thiệu ít nhất 3 tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để cổ đông có thể lựa chọn và lựa chọn đó được xem là lựa chọn cuối cùng.

Như vây, nếu Đại hội đồng cổ đông của công ty bạn đã thông qua quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền nghĩa vụ của cổ đông theo quy định tại điều lệ của công ty và biểu quyết phản đối nghị  quyết đó thì bên rút vốn có thể công ty mua lại cổ phần của họ.

Xem thêm: Giảm vốn công ty trách nhiệm hữu hạn

* Người khác mua lại cổ phần

Trường hợp cổ phần được người khác mua lại được hiểu là chuyển nhượng lại cổ phần cho người khác. Tại khoản 1, khoản 2 Điều số 126 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định về việc chuyển nhượng cổ phần như sau:

1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ những trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 119 của bộ luật này và theo điều lệ của công ty nếu có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp điều lệ công ty có quy định hạn chế đối với việc chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

2. Việc chuyển nhượng cổ phần bằng hợp đòng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trong trường hợp chuyển nhường bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyên nhượng thì phải được bên chuyển nhượng hoặc được đại diện ủy quyền theo pháp luật ký. Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu được thực hiện theo quy định của luật pháp về chứng khoán.

Như vậy, nếu điều lệ công ty không hạn chế đối với việc chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì bên rút vốn có quyền tự do bán cổ phần của mình cho những người khác. Việc bán cổ phần được thực hiện bằng hợp đồng hoặc thông qua giao dịch tại thị trường chứng khoán. Trường hợp điều lệ công ty có quy định này được nêu rõ trong cổ phiếu thì việc chuyển nhượng sẽ được thực hiện theo quy định đó.

Hình ảnh rút vốn khỏi công ty cổ phần
Hình ảnh rút vốn khỏi công ty cổ phần

Dịch vụ pháp lý rút vốn công ty cổ phần tại Việt Tín

Trên đây là những tư vấn về thủ tục rút vốn công ty cổ phần chi tiết cho bạn. Nếu bạn còn những thắc mắc hoặc muốn tìm đến một công ty tư vấn luật để giải quyết những thủ tục về pháp lý hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và các dịch vụ pháp luật uy tín, chất lượng, giá cả cạnh tranh.

Số 71A, ngõ 9 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0945 292 808 / 0978 635 623
Máy bàn: 1900 565689 / 0973 289 086
Email: luatviettin@gmail.com

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận