Sự khác nhau của giấy chứng nhận đầu tư và giấy đăng ký kinh doanh

Sự khác nhau của giấy chứng nhận đầu tư và giấy đăng ký kinh doanhNếu xét theo quy định tại Luật Đầu tư năm 2005 thì các nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện các dự án đầu tư gắn với việc thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì Giấy chứng nhận đầu tư sẽ đồng thời được hiểu là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên trong quy định của,Luật Đầu tư sửa đổi năm 2014 thì quy định này đã được xóa bỏ và tách bạch hai nội dung trên, cụ thể như sau:

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC) là: Theo quy định tại Điều số 03 của Bộ Luật Đầu tư năm 2014, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử trên đó ghi nhận đầy đủ các thông tin về đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.

Tại Điều số 39 của Luật Đầu tư năm 2014 có quy định về nội dung giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm: Mã số của dự án đầu tư; tên, địa chỉ của nhà đầu tư; tên dự án đầu tư; địa điểm chính xác và cụ thể của dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng; mục tiêu, quy mô dự án đầu tư; vốn đăng ký đầu tư của dự án; thời gian hoạt động của dự án; tiến độ thi công dự án; những ưu đãi và các điều kiện đối với dự án…

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC) là: Theo quy định tại Điều số 04 của Bộ Luật Doanh nghiệp sửa đổi 2014, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử do cơ quan nơi nhà đầu tư thực hiện đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp của chủ đầu tư trong đó sẽ ghi lại đầy đủ các thông tin về đăng ký doanh nghiệp.

Theo Điều số 29 của Luật Doanh nghiệp 2014 thì các nội dung được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm: Tên của doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp; địa chỉ nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; thông tin đầy đủ về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Các hình thức thực hiện dự án đầu tư vào Việt Nam

Các nhà đầu tư nước ngoài có thể tiến hành thực hiện các dự án đầu tư vào Việt Nam thông qua các hình thức đầu tư sau đây:

– Thực hiện đầu tư bằng hình thức thành lập công ty có vốn nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014. Theo đó, tại Điều số 22 của Luật Đầu tư có quy định, “Nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư vào Việt Nam được phép thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi tiến hành thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, và phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều số 37 của Luật Đầu tư 2014″.

Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành thực hiện đầu tư vào Việt Nam phải thực hiện các quy trình sau đây:

Bước 1:Thực soạn thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC)

Trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, thì nhà đầu tư cần phải thực hiện thủ tục theo Quyết định của chủ trương đầu tư và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC) tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi thực hiện dự án đầu tư.

Còn trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, thì nhà đầu tư chỉ phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Ban Quản lý của Khu công nghiệp đó.

Bước 2:Thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp (ERC)

Sau khi dự án của nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC), nhà đầu tư có thể thực hiện tiếp thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp (ERC) tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

– Còn đối với việc nhà đầu tư thực hiện đầu tư theo hình thức đầu tư là đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của các tổ chức kinh tế khác. Thì căn cứ Điều số 26 của Luật Đầu tư năm 2014, nhà đầu tư nước ngoài phải tiến hành thực hiện các thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế khác trong các trường hợp sau: Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào các tổ chức kinh tế khác đang hoạt động kinh doanh trong các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được áp dụng đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Thành phần hồ sơ, thủ tục của việc đăng ký góp vốn mua cổ phần được thực hiện theo quy định tại Điều số 26 của Bộ Luật Đầu tư năm 2014 và được tiến hành nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với các tổ chức kinh tế thực hiện nhận góp vốn nằm ngoài Khu công nghiệp) và tại Ban Quản lý các Khu công nghiệp (đối với các tổ chức kinh tế thực hiện việc nhận góp vốn nằm trong Khu công nghiệp).

Theo quy định tại Điều số 46 của Nghị định số 118/2015/NĐ-CP có hiệu lực bắt đầu từ ngày 12/11/2015 của Chính phủ có quy định chi tiết và hướng dẫn cụ thể việc thi hành một số điều của Luật Đầu tư thì, “Nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện đầu tư theo hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế thì không phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư”.

Trường hợp nhà đầu tư thực hiện đầu tư theo hình thức góp vốn mua cổ phần không thuộc các trường hợp trong quy định tại Điều số 26 của Luật Đầu tư năm 2014 nêu trên thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông tại Phòng Đăng ký Kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư theo đúng với quy định pháp luật.