Sản phẩm sữa đậu nành và câu chuyện miếng bánh thị phần hiện nay

Nhìn vào hoạt động công bố thực phẩm trong nước diễn ra có thể thấy được cuộc chiến thương mại khốc liệt giữa các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm nói chung và cuộc chiến giành thị phần trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh sữa đậu nành nói riêng rất “khốc liệt”. Muốn hiểu thêm về thị trường cạnh tranh này cũng như muốn biết thêm về “cuộc đua song mã” đến ngôi vương giữa Vinasoy hay Vinamilk trong lĩnh vực kinh doanh sữa đậu nành. Hãy cùng Việt Tín tìm hiểu thông qua bài viết “Sản phẩm sữa đậu nành và câu chuyện miếng bánh thị phần hiện nay”

Vì sao thị trường sữa đậu nành lại là điểm ngắm kinh doanh lý tưởng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước?

“Không ai dạy người giàu cách tiêu tiền” đó là điều mà không thể phủ nhận. Việc kinh doanh tốt, có chỗ đứng trên thị trường là điều mà không phải ai cũng có thể làm được. Do đó khi ngắm vào thị trường sữa tại Việt Nam ắt hẳn các nhà đầu tư phải nhìn thấy được tiềm năng của sữa đậu nành. Tổng hợp từ nhiều ý kiến, sau đây là các lý do chính khiến nhà đầu tư không ngại… chi tiền.

Trước hết xuất phát từ lợi ích của sữa đậu nành

Sữa đậu nành là loại thực phẩm có nguồn dinh dưỡng tương tự như sữa bò trong đó nổi bật với hàm lượng chất protein cao và không chứa lactose. Sữa đậu nành hoàn toàn có thể được sử dụng thay thế cho sữa bò khi nhiều người dùng không thích ứng được thành phần lactose trong sữa bò. 

Mặt khác, vì là sữa thực vật nên rõ ràng sữa đậu nành sẽ chứa ít chất béo bão hòa hơn sữa bò, điều này có lợi cho tim mạch hơn. Có thể liệt kê những lợi ích của sữa đậu nành như sau:

  • Giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh về tim mạch
  • Chống lão hóa cho cơ thể người dùng
  • Dưỡng da trắng mịn hiệu quả, nuôi dưỡng tóc khỏe mạnh (tăng protein)
  • Hỗ trợ thúc đẩy việc giảm cân
  • Ngăn chặn ung thư tuyến tiền liệt đối với nam giới cũng như ung thư vú đối với nữ giới
  • Ngăn chặn các triệu chứng mãn kinh
  • Ngăn chặn và phòng ngừa bệnh loãng xương…(do có hàm lượng Canxi cao)
Dù sữa đậu nành đem lại nhiều tác dụng, nhưng là người tiêu dùng thông thái bạn nên kiểm tra kỹ xem loại bạn đang dùng đã được đơn vị công bố hợp quy hay chưa

Nguyên liệu đơn giản

Có thể nói nguyên liệu cũng là một phần để việc sản xuất sữa đậu nành được đẩy mạnh. Việt Nam có khí hậu phù hợp cho việc trồng và sản xuất sữa đậu nành lớn. Do đó thị trường sữa đậu nành được coi trọng và là hướng đi bền vững đối với một quốc gia đang phát triển có truyền thống nông nghiệp như Việt Nam.

Nhu cầu thị trường cao

Sản xuất chế biến cho ra thành phẩm chất lượng tốt nhưng điều quan trọng sản phẩm sẽ được bán cho ai, nhu cầu thị trường có hay không? Tại Việt Nam hiện nay nhu cầu sử dụng sữa đậu nành là có. Với các tác dụng không thể phủ nhận cho sức khỏe, cho tim mạnh cơ thể… là ưu thế rõ rệt khiến cho sản phẩm này càng trở nên được ưa chuộng. 

Nhiều năm trước người Việt Nam đã quen với những sản phẩm sữa đậu nành được làm thủ công từ các quầy hàng rong, quán ăn, nhà trẻ… Nhưng việc nấu sữa như vậy nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột E.coli, Coliform rất cao, khiến cho người dùng sản phẩm đậu nành hoang mang về chất lượng sản phẩm “handmade”.

Tận dụng cơ hội đó các doanh nghiệp lớn đã đánh vào thị trường tiềm năng này. Hàng loạt các sản phẩm sữa đậu nành công nghiệp của các hãng sữa có thương hiệu như Vinasoy, Vinamilk, Tribeco,… ra đời. 

Vấn đề thị phần của các nhà sản xuất trong “cuộc chiến sữa đậu nành”

Như đã nói ở trên cuộc chiến sữa đậu nành không chỉ dừng lại ở các ông lớn như Vinasoy, Tribeco, Vinamilk…. còn nhiều những hãng nước ngoài muốn phân chia thị trường tiềm năng này. Đã là bức tranh thương mại sẽ có những mảng màu tối sáng tùy theo mức độ đánh giá của người trong cuộc lẫn xã hội nhìn nhận. 

“Ông lớn sữa đậu nành” Vinasoy – công ty sữa đậu nành Vinasoy (thuộc sở hữu công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi – QNS) với hai “quân bài chủ lực” là hai sản phẩm Fami (sữa dành cho đối tượng gia đình), Vinasoy (sữa dành cho đối tượng khách hàng giới nữ). 

Công ty Cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk cũng chẳng kém cạnh khi mà ngoài những sản phẩm sữa bò, đơn vị đã tung ra 2 sản phẩm GoldSoy và Vfresh nhằm thâu tóm đến hơn 90% thị phần của thị trường sữa đậu nành. 

Cuộc chiến còn nóng hơn bao giờ hết khi mà tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (của Bầu Đức) đã “tham gia cuộc đua” bằng cách nhúng tay rót tiền cho sữa đậu nành, dành hàng ngàn ha để trồng đậu nành giống Việt Nam (100% không biến đổi gen). 

Thị phần sữa đậu nành là thị trường mở khá "khốc liệt" đối với các nhà sản xuất
Thị phần sữa đậu nành là thị trường mở khá “khốc liệt” đối với các nhà sản xuất

Với mức bình quân ước tính 40%/năm trong vòng 10 năm trở lại đây có thể nói Vinasoy đang được đánh giá là doanh nghiệp dẫn đầu ngành này với mức tăng trưởng vượt bậc. xứng tầm đối trọng nặng ký cùng với Vinamilk. Tuy nhiên, chiến lược cho các sản phẩm của Vinamilk chủ yếu tập trung vào 4 lĩnh vực: sữa nước, sữa đặc, sữa bột và sữa chua. Ngoài ra chưa đặt nặng việc phát triển sản phẩm sữa đậu nành. 

Câu chuyện ai hơn ai? Cũng như ngôi vương cuộc chiến sữa đậu nành vẫn còn nhiều điểm khốc liệt chưa có hồi kết.

Cuộc chiến giành thị phần thị trường sữa đậu nành có ảnh hưởng gì?

Cuộc cạnh tranh giành thị phần sữa đậu nành tuy chưa thể có kết quả rõ ai hơn ai, mạnh yếu như nào. Nhưng đó là tín hiệu lạc quan cho người tiêu dùng không chỉ về giá cả mà còn về chất lượng sản phẩm. 

Muốn giành được thị trường các doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc thực hiện các công đoạn công bố sản phẩm, công bố an toàn thực phẩm mà còn cần thay đổi mình cho phù hợp nhu cầu của khách hàng.

Muốn thế đòi hỏi doanh nghiệp cần nâng cao dây truyền sản xuất, minh bạch hóa sản phẩm, có chiến lược kinh doanh phù hợp, phát triển nâng tầm thương hiệu Việt. 

Trên đây là bài viết Sữa đậu nành và vấn đề thị phần của các nhà sản xuất. Hy vọng sẽ mang lại ít nhiều các thông tin cũng như cách nhìn nhận cho quý khách hàng có được những kiến thức quý báu về sữa đậu nành nói riêng, cũng như những doanh nghiệp đã đang sản xuất sản phẩm này.