Kinh doanh thực phẩm online bất cập trong việc xử lý vi phạm hiện nay

Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định việc xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm có hiệu lực từ ngày 20/10/2018. Theo đó, quy định mức xử phạt cao hơn đối với việc kinh doanh thực phẩm online. Tuy nhiên thực tế việc xử phạt không hề đơn giản.

Kinh doanh online đặc biệt là thực phẩm mang lại nguồn lợi lớn
Kinh doanh online đặc biệt là thực phẩm mang lại nguồn lợi lớn

Kinh doanh thực phẩm online lợi nhuận lớn, dễ vi phạm

Không thể phủ nhận việc kinh doanh online là xấu. Khi đó là xu hướng chung của cuộc sống công nghệ số như hiện nay. Việc kinh doanh online thực phẩm là xu hướng tất yếu bên cạnh với: kinh doanh online quần áo, mỹ phẩm,… Việc công nghệ phát triển mua sắm phát triển tiện lợi về thời gian cũng như nhiều lựa chọn mà không cần phải trực tiếp lựa chọn.

Hàng loạt các thực phẩm, đặc sản,… với những lời mời chào hấp dẫn trên các “chợ đồ ăn”, nhóm ăn vặt,… Nhộn nhịp sôi động và thu lợi lớn từ khách hàng là: giới trẻ, nhân viên văn phòng,…

Xúc xích là thực phẩm ăn liền rất tiện dụng trong cuộc sống hiện đại
Các sản phẩm thực phẩm được bày bán trên các gian hàng ảo trên mạng

Tuy nhiên thực tế việc buôn bán, kinh doanh thực phẩm trên mạng chưa được kiểm soát chặt chẽ. Việc có được “gian hàng ảo” đơn giản quá mức, cũng như phần lớn các cơ sở mang tính chất tự phát. Thậm chí chủ hàng không hề có giấy đăng ký kinh doanh, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm,… chứ chứ nói đến các giấy phép khác có liên quan.

Vì dễ bán, dễ mua do đó không thể tránh khỏi được những hệ lụy mà hiện tượng đó mang lại. Nhiều khi chất lượng không như đảm bảo, mọi sản phẩm quảng cáo chỉ mức độ quảng cáo. Những lượt like, review, bình luận,… đôi khi thành công cụ “chuộc lợi”. Vấn đề đáng ngại khi người tiêu dùng không có “bảo đảm” khi có điều không may xảy ra? quả bóng trách nhiệm như thế sẽ đi về đâu?

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu giấy công bố sản phẩm online

Xử phạt kinh doanh online khó, dù có chế tài nâng cao

Quy định mới theo đó nâng mức xử phạt chính là phạt tiền, không có hình thức cảnh cáo; Tăng mức phạt tiền ở các hành vi vi phạm (chẳng hạn mức phạt lên tới 200 triệu đồng đối với tổ chức tập thể và 100 triệu đồng đối với cá nhân).

Các hành vi sai phạm thì nhiều như: thực phẩm không có nhãn mác, vi phạm quảng cáo, không có giấy tờ chứng minh thực phẩm,…

Các hình phạt bổ sung khác như: tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu, tiêu hủy tang vật vi phạm…

Tuy nhiên, phát hiện và xử phạt việc kinh doanh online được cho là gặp nhiều khó khăn. Vì trên thực tế, nhiều cơ sở lại chỉ tồn tại trên mạng và được chủ cửa hàng cam đoan bằng lời nói, khách hàng mua sản phẩm bằng niềm tin. Chưa kể việc thay đổi địa điểm thường xuyên gây khó khăn cho cơ quan chức năng.

Xử phạt đối với các cơ sở kinh doanh online sai phạm
Xử phạt đối với các cơ sở kinh doanh online sai phạm

Mặc dù không thể phủ nhận việc xử lý thông qua nghị định 115/2018/NĐ-CP có hiệu lực giúp pháp hiện và là cơ sở để việc vi phạm kinh doanh thực phẩm online được định danh rõ ràng hơn. Tuy nhiên việc rà soát là cần thiết nhưng quan trọng nhất vẫn là chính trong người tiêu dùng cần nâng cao cảnh giác với quyền lợi đảm bảo cạnh tranh và quyền lợi người tiêu dùng.

Đối với cơ quan nhà nước cần quản lý thông tin kiểm soát chặt chẽ hơn để “trong sạch” thị trường online, thúc đẩy sự tiềm năng của hình thức kinh doanh này.

 

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận