Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn điều lệ?

Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn điều lệ ? Số vốn điều lệ được quy định rõ tại Luật Doanh Nghiệp…

Mô hình Công ty TNHH đang là loại hình doanh nghiệp được ưu tiên lựa chọn để họa động kinh doanh hiện nay. Tuy nhiên, khi thành lập công ty TNHH một thắc mắc được khá nhiều nhà đầu tư hỏi đó là mức vốn điều lệ của công ty TNHH là bao nhiêu? Pháp luật không quy định cụ thể mức vốn điều lệ đối với công ty TNHH tuy nhiên khi đăng ký thành lập công ty phải kê khai một con số cụ thể. Để giúp cho quý khách hiểu hơn về thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn điều lệ, bài viết dưới đây của chúng tôi hy vọng sẽ giúp cho quý khách.

Xem tin liên quan:

Đặc điểm vốn điều lệ của công ty TNHH

Khi tiến hành thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn điều lệ thì cần phải nắm rõ về vốn điều lệ. Vốn điều lệ của công ty khi đăng ký kinh doanh là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.

Vốn điều lệ của công ty khi hết thời hạn góp vốn là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên thực tế đã góp vào công ty.

Hinh-anh-thanh-lap-cong-ty-tnhh-can-bao-nhieu-von-dieu-le
Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn điều lệ

Mức vốn điều lệ khi thành lập công ty TNHH

Pháp luật doanh nghiệp Việt Nam không quy định mức vốn điều lệ bắt buộc đối với công ty TNHH (trừ trường hợp quy định vốn pháp định và mức ký quỹ).

Do đó, công ty tự do lựa chọn mức vốn pháp định phù hợp với mô hình và hoạt động kinh doanh của công ty mình.

Các mức vốn pháp định như sau:

Mức vốn điều lệ hoặc vốn điều lệ công ty TNHH

Vốn điều lệ Mức thuế môn bài đóng cả năm
Trên 10 tỷ đồng 3.000.000đ/năm
Từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000đ/năm
Chi nhánh công ty, văn phòng đại diện. Địa điểm kinh doanh 1.000.000đ/năm

 

Đối với trường hợp công ty kinh doanh ngành nghề có điều kiện về vốn pháp định (như kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, bảo vệ,…) hoặc yêu cầu ký quỹ (như kinh doanh dịch vụ đòi nợ, sản xuất phim…) thì mức vốn điều lệ khi thành lập công ty TNHH phải đáp ứng tối thiểu bằng mức vốn pháp định hoặc ký quỹ theo quy định.

Số vốn góp quyết định mực thuế môn bài công ty phải nộp sau khi hoàn tất quy trình thành lập công ty.

Vốn pháp định của Công ty TNHH (đối với công ty TNHH kinh doanh ngành nghề có yêu cầu điều kiện về vốn pháp định).

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp và được pháp luật quy định từng mức vốn pháp định khác nhau trong từng lĩnh vực kinh doanh khác nhau.

Vốn pháp định là số vốn tối thiểu ban đầu khi doanh nghiệp được pháp luật công nhận, việc quy định Vốn pháp định nhằm đảm bảo khả năng thực tiễn và mục đích kinh doanh chân chính của doanh nghiệp cũng như bảo hộ quyền lợi của những tổ chức và cá nhân có mối quan hệ với doanh nghiệp. Vốn pháp định khác nhau đối với các loại hình tổ chức kinh doanh khác nhau về tổ chức và quy mô kinh doanh, việc quy định Vốn pháp định phải thể hiện bằng số tiền tuyệt đối.

Vốn pháp định ở Việt Nam chỉ quy định cho một số ngành nghề có liên quan đến tài chính như Chứng khoán, Bảo hiểm, Kinh doanh vàng và Kinh doanh tiền tệ và kinh doanh bất động sản…

Đảm bảo quy định vốn theo quy định pháp luật

Thực hiện thủ tục góp vốn thành lập công ty

Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.

Tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã góp.

Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì được xử lý như sau:

Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.

Lưu ý: Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp.

Một số đặc điểm khi góp vốn điều lệ thành lập công ty TNHH

Khi đã nắm rõ về Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn điều lệ thì quý khách hàng cần lưu ý những đặc điểm như sau về vốn điều lệ thành lập công ty tnhh.

Theo đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên;

Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty;

Vốn điều lệ của công ty được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là trong Điều lệ của công ty.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về câu hỏi “Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn điều lệ?”. Trên thực tế, việc thành lập công ty TNHH cần nhiêu vốn điều lệ vẫn còn tùy thuộc vào ngành nghề mà bạn dự định kinh doanh và quy mô kinh doanh của bạn… Vì thế việc cần một đơn vị Luật như chúng tôi để được tư vấn là một điều cần thiết !

Luật Việt Tín chúng tôi là đơn vị luật có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, là một trong những đơn vị uy tín tại Hà Nội, chúng tôi luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ những doanh nghiệp mới như các bạn. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được biết thêm chi tiết nhé!

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận