The KAfe đóng cửa và bài học cho các doanh nhân khởi nghiệp

The Kafe – hệ thống cửa hàng ăn uống Á – Âu đang dần đóng cửa toàn bộ sau 3 năm hoạt động và hơn một năm được đầu tư khủng thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Sự thất bại của hệ thống The KAfe nói chung và CEO Đào Chi Anh nói riêng đã trở thành một bài học lớn cho những người làm Start Up.

Đào Chi Anh từng là một cái tên rất hot trong giới trẻ về thành công khởi nghiệp, sở hữu hệ thống cửa hàng lớn khắp thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trước dấn thân vào khởi nghiệp Chi Anh là một nhân viên tại tập đoàn nổi tiếng với lương lên đến nghìn đô. Tháng 4 năm 2017, chuỗi cửa hàng của doanh nhân trẻ này đã lần lượt đóng cửa và trước đó Fanpage của The KAfe đã không còn update nữa.

Liên lạc với Đào Chi Anh, cô chia sẻ mình đã thất bại trong đàm phán với nhà đầu tư. Họ áp đặt những chỉ tiêu Chi Anh đã không quyết liệt trong việc chấp nhận hay không chấp nhận. Cô khẳng định rằng những tiêu chí đó sẽ đạt được nhưng không phải thấy ngay mà càng về sau mới càng rõ ràng. Đàm phán thất bại dẫn đến thất bại và hàng loại cửa hàng lần lượt đóng cửa. Đây chính là bài học cho những doanh nhân khởi nghiệp khi gọi vốn, cần phải được tư vấn đầu tư nước ngoài từ chuyên gia.

1. Bài học về lựa chọn nhà đầu tư

Không phải nhà đầu tư nào cũng sẵn sàng bỏ tiền ra để đồng hành cùng phát triển mà ngược lại mục tiêu của họ là để thâu tóm. Họ chỉ nghĩ tới lợi ích của mình, đầu tư nhằm mục đích kiếm lời ngắn hạn chứ không có dự định gắn bó dài hạn thậm chí là thực hiện kiểm soát và dần dần tiến tới mục tiêu bán công ty.

Có những doanh nghiệp Việt Nam thành lập công ty 100% vốn nước ngoài lên đến triệu đô nhưng đổi lại phải nhận từ nhà đầu tư các sản phẩm, công nghệ cũng như chuyên gia của họ để phát triển tại thị trường Việt Nam.

Do đó việc lựa chọn nhà đầu tư là điều rất quan trọng, cần phải lựa chọn dựa trên các tiêu chí là đối tác cùng ngành, quỹ đầu tư tài chính và quỹ đầu tư cùng ngành.

2. Bài học trong đàm phán với nhà đầu tư

Theo như CEO Đào Chi Anh chia sẻ thì đây chính là mấu chốt dẫn đến sự thất bại của The KAfe. Nhà đầu tư đã đề ra hàng hoạt yêu cầu, nhất là yêu cầu kiểm soát tài chính trong khi Chi Anh – người sáng lập không thành thạo về vấn đề này. Mục tiêu của nhà đầu tư chính là dựa vào vấn đề này để áp đặt chỉ tiêu, nâng tỷ lệ sở hữu của mình và tiến hành thâu tóm công ty ngay khi founder không đạt chỉ tiêu.

Đa phần tâm lý của người khởi nghiệp nhận được đầu tư từ bên ngoài thường sẽ mù quáng chấp nhận tất cả mọi yêu cầu. Hơn nữa họ cũng bỏ qua đàm phán thậm chí là không hề biết đến gói Incentive. Đây là gói lợi tức cho người sáng lập, bao gồm cả lương và thưởng. Theo như Đào Chi Anh chia sẻ, nếu có cơ hội quay trở lại, cô sẽ quyết liệt hơn nữa trong việc chấp nhận hay không chấp nhận đàm phán trước những chỉ tiêu mà nhà đầu tư áp đặt.

3. Bài học xây dựng cơ chế quản trị công ty

Đây là một trong những vấn đề không phải Start up nào cũng hiểu và khi cơ chế quản trị không ổn thì sẽ dễ xẩy ra sự bất hợp tác giữa công ty và nhà đầu tư. Nhất là với các nhà đầu tư chỉ đầu tư tài chính, cơ chế quản trị không rõ ràng gây nên mâu thuẫn và sẽ khiến mâu thuẫn ngày càng trầm trọng.

4. Bài học xây dựng kế hoạch kinh doanh sau gọi vốn

Kế hoạch kinh doanh cần phải rõ ràng và chi tiết, nhất là sau khi gọi vốn bởi khi không chỉ có founder mà còn có thêm các “ông chủ” thì cần phải làm sao để đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên. Nếu kế hoạch không rõ ràng thì sẽ xảy ra mâu thuẫn và càng gia tăng mâu thuẫn đó.

Khi nhận được vốn từ nhà đầu tư, các founder cần phải sáng suốt, lấy đó làm động lực để phát triển công ty chứ không nên quá phụ thuộc làm giảm nhiệt huyết khiến nhà đầu tư thất vọng. Bởi khi nhà đầu tư thất vọng, cảm thấy tiền đặt nhầm chỗ thì họ sẽ hành động để lấy lại vốn, thậm chí lật đổ công ty. Có những Founder sau khi gọi vốn và được đầu tư đã vội vã mở rộng quy mô kinh doanh với chi phí lớn. Điều này rất dễ dẫn đến thất bại.

5. Bài học về quản lý tài chính

Nếu chỉ có founder thì thu chi, lời lỗ không quá phức tạp nhưng khi đã có sự tham gia của bên thứ hai chính là nhà đầu tư thì quản lý tài chính trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Bên cạnh đó với vốn lớn, hoạt động kinh doanh dần được mở rộng và ảnh hưởng đến việc đóng thuế, chi phí phải xuất ra cũng sẽ tăng lên.

Những Founder không am hiểu về quản lý tài chính thì sẽ khiến tiền bạc trở nên lộn xộn, thậm chí chỉ thấy tiền ra mà không thấy tiền vào. Lúc này đa phần Founder sẽ tính đến phương án gọi thêm vốn từ nhà đầu tư hoặc tìm kiếm thêm nhà đầu tư khác dẫn đến mâu thuẫn.

Bài học đặt ra là đối với việc thành lập công ty vốn nước ngoài cần phải xây dựng chiến lược quản lý tài chính phù hợp và làm thế nào để thực hiện chiến lược đó một cách hiệu quả.

Thất bại của Đào Chi Anh với The KAfe đã khẳng định rằng việc kinh doanh gọi vốn đầu tư không phải là con đường đơn giản mà ngược lại chứa rất nhiều rủi ro. Tuy thất bại nhưng chắc chắn rằng, với khả năng kinh doanh tài giỏi và những bài học rút ra từ The KAfe, Chi Anh sẽ tiếp tục kế hoạch mới và sẽ gặt hái được thành công lớn hơn nữa.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận