2091 sản phẩm đã bị thu hồi Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm do chứa các chất cấm không được phép lưu hành trên thị trường theo công văn số 6577/QLMP – MP và công văn số 13884/QLD-MP. Những doanh nghiệp không chấp hành nghiêm túc việc thu hồi sản phẩm sẽ bị xử lý nghiêm theo luật định.
Vì sao phải tiến hành thu hồi Giấy công bố mỹ phẩm?
Theo thông báo mới nhất ngày 28/7/2015, 231 cơ sở kinh doanh tương ứng 2091 sản phẩm mỹ phẩm đã bị thu hồi Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm do chứa các chất cấm không được phép sử dụng (Isopropylparaben, Benzylparaben Isobutylparaben, Phenylparaben và Pentylparaben). Việc thu hồi này là bắt buộc bởi theo kết quả nghiên cứu cập nhật của Hội đồng mỹ phẩm ASEAN, sản phẩm có chứa các thành phần này thể gây hại, gây tác dụng phụ cho con người trong quá trình sử dụng.

Quá trình thu hồi thuộc thẩm quyền của Cục quản lý Dược (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh/ thành phố trực thuộc TW và Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu (2 cửa khẩu đặc biệt là Lao Bảo – Quảng Trị và Mộc Bài – Tây Ninh).
Căn cứ pháp lý
- Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 Quy định về quản lý mỹ phẩm của Bộ Y tế;
- Hiệp định về hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm;
- Công văn số 1609/QLD-MP ngày 10/02/2012 Hướng dẫn phân loại mỹ phẩm, công bố tính năng mỹ phẩm;
- Công văn số 6577/QLD-MP ngày 13/4/2015 của Cục Quản lý Dược về việc cập nhật các chất dùng trong mỹ phẩm
- Công văn số 13884/QLD-MP ngày 28/7/2015 Đình chỉ lưu hành và thu hồi sản phẩm mỹ phẩm;
- Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/08/2006 Quy định về ghi nhãn hàng hoá của Chính phủ.
Thu hồi Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm khi nào?
Khi mỹ phẩm chứa các chất cấm trong luật định
Căn cứ theo các quy định hiện hành, sản phẩm mỹ phẩm có chứa các thành phần sau sẽ phải thu hồi Giấy công bố sản phẩm mỹ phẩm trước ngày 15/08/2015 nếu không muốn bị xử phạt:
- Mỹ phẩm chứa Propylparaben và các muối, Butylparaben và các muối (tham chiếu 12a Annex V).
- Mỹ phẩm có 5 dẫn chất paraben gồm Isobutylparaben, Isopropylparaben, Benzylparaben, Phenylparaben và Pentylparaben.
- Mỹ phẩm chứa chất bảo quản Methylisothiazolinone (MIT) và hỗn hợp Methylisothiazolinone với Methylchlorothiazolinone (MIT + MCT) (tham chiếu 39, 57 Annex V).

Khi mỹ phẩm nằm trong các trường hợp sau
- Công thức của mỹ phẩm đang lưu hành trên thị trường sai lệch với hồ sơ đã công bố;
- Mỹ phẩm đang lưu hành trên thị trường có từ 2 lô được cơ quan quản lý kết luận không đạt chất lượng;
- Nhãn của sản phẩm mỹ phẩm ghi không đúng xuất xứ, nguồn gốc, ghi sai lệch bản chất, tính năng của mỹ phẩm đã được đăng ký trong phiếu công bố;
- Cá nhân/ doanh nghiệp không xuất trình được Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) cho cơ quan có thẩm quyền;
- Cơ quan chức năng có thẩm quyền kết luận mỹ phẩm không an toàn cho người sử dụng, thành phần chứa hàm lượng chất vượt quá mức an toàn, chứa chất cấm được quy định trước đó.
- Sản phẩm mỹ phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc giả mạo nhãn của mỹ phẩm khác đã được công bố lưu hành trên thị trường;
- Các sản phẩm mỹ phẩm nằm trong danh sách bị cấm lưu hành ở nước sở tại;
- Cá nhân/ doanh nghiệp kinh doanh giả mạo tài liệu, con dấu, chữ ký của cơ quan chức năng Việt Nam/ nước ngoài, của nhà sản xuất/ chủ sở hữu sản phẩm;
- Các sản phẩm nhận được văn bản đề nghị thu hồi số tiếp nhận công bố mỹ phẩm từ cơ quan chức năng;
- Thông tin sản phẩm mỹ phẩm không được cá nhân/ doanh nghiệp quảng bá trung thực như trong Phiếu công bố.
Trên đây là một số thông tin về quyết định thu hồi Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm mà pháp luật Việt Nam hiện đang quy định. Để biết thêm thông tin chi tiết và các trường hợp cụ thể, vui lòng liên hệ tới Luật Việt Tín để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.
Đọc thêm toàn bộ thông tin về cách xin số tiếp nhận mới tại đây.