Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân mới nhất.

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình kinh doanh có mô hình đơn giản, linh hoạt để đi vào hoạt động kinh doanh, tuy nhiên để thành lập doanh nghiệp tư nhân được dễ dàng Luật Việt Tín chia sẻ về việc thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân cần tuân theo quy trình đảm bảo đúng quy định pháp luật doanh nghiệp.

Thành lập công ty tư nhân
Thành lập công ty tư nhân dễ dàng cùng Luật Việt Tín

Quy định pháp luật về doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân được hiểu đơn giản là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sử hữu, tự phải chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản, khoản nợ của mình đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp năm 2014.

Do đó doanh nghiệp tư nhân mang những đặc điểm cơ bản sau đây:

  • Doanh nghiệp tư nhân do một người làm chủ nên người chủ sẽ có toàn quyền quyết định các vấn đề doanh nghiệp (lao động, việc làm,…) cũng như việc hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân. 
  • Không có sự phân chia các lợi nhuận, nên toàn bộ lợi nhuận có được trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. 
  • Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân bởi doanh nghiệp không có tài sản riêng, không có sự tách bạch về tài sản giữa doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. 
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn với những khoản nợ có trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân tự mình quyết định mọi việc công ty

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Bước 1: Chuẩn bị các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp tư nhân

Điều đầu tiên mỗi khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp thường hiểu chưa đầy đủ dẫn đến việc lập doanh nghiệp tư nhân hay bất kỳ một loại doanh nghiệp khác không được thuận lợi. 

Do đó cần chú ý đến quy định về doanh nghiệp cũng như các điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân và xét đến “câu chuyện” có đáp ứng được các tiêu chí để có thể lựa chọn (Hay vấn đề doanh nghiệp thiếu gì và có gì?).

Doanh nghiệp cần quan tâm đến:

  • Thông tin chủ sở hữu: cần không thuộc các trường hợp bị cấm, hay hạn chế kinh doanh.
  • Tên doanh nghiệp: Việc định danh cho đúng quy định dễ thực hiện giao dịch, không trùng lặp,.. (Xem thêm cách đặt tên công ty)
  • Trụ sở doanh nghiệp: Xác định trụ sở công ty để giao dịch ký kết, sản xuất, kinh doanh,.. và có nghĩa vụ thuế nơi đặt trụ sở.
  • Vốn: Mặc dù phải chịu trong phạm vi vô hạn về tài sản, tuy nhiên việc vốn điều lệ hay vốn pháp định cho kinh doanh vẫn cần có sự lựa chọn phù hợp với bản thân doanh nghiệp có quy định pháp luật
  • Lựa chọn các ngành, nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật, cũng cần lưu ý đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định pháp luật (đòi hỏi giấy phép, chứng chỉ hành nghề…).

Bước 2: Chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân bao gồm:

  1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu được cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định).
  2. Bản sao Giấy tờ tùy thân chủ sở hữu doanh nghiệp (chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc căn cước công dân hợp pháp…).
  3. Văn bản xác nhận về vấn đề vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh thuộc các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải yêu cầu có vốn pháp định.
  4. Chứng chỉ hành nghề đối với Giám đốc hay các cá nhân khác đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề. 

Ví dụ: Chứng chỉ Dược, chứng chỉ Luật sư,…

  1. Các văn bản ủy quyền thông tin người được ủy quyền thực hiện đăng ký (nếu có).

Bước 3: Nộp theo dõi hồ sơ và nhận kết quả.

Doanh nghiệp của bạn cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định như hướng dẫn ở trên.

Sau đó nộp hồ sơ tại Bộ phận “một cửa” doanh nghiệp cần xem việc: nộp phí, lệ phí (nếu có) và nhận giấy biên nhận giải quyết hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh Sở KH & ĐT. (Tại đây phòng ĐKKD sẽ tiếp nhận hồ sơ, trả giấy biên nhận cho doanh nghiệp và lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan khác có liên quan nếu cần trong quá trình giải quyết).

Doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo dõi kết quả giải quyết hồ sơ (bổ sung nếu có thông báo) 

Phòng ĐKKD để trả kết quả cho doanh nghiệp bộ phận “một cửa” phòng ĐKKD.

Bước 4: Thực hiện các thủ tục sau đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân

Về cơ bản sau khi đã có đăng ký cấp giấy phép kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh: Về nguyên tắc doanh nghiệp tư nhân được phép hoạt động ngay sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

Doanh nghiệp tư nhân của bạn cần thực hiện các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp tư nhân như:

  • Đăng ký con dấu doanh nghiệp tư nhân của bạn,
  • Kê khai thuế: lập hồ sơ kê khai thuế ban đầu tại chi cục thuế quận (nơi doanh nghiệp tư nhân của bạn có trụ sở chính).
  • Mua/tự in hoá đơn cho doanh nghiệp.
  • Hàng tháng, quý, năm kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Với những chia sẻ như trên về các quy định về doanh nghiệp tư nhân và đặc biệt là hướng dẫn về thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân, sẽ giúp các bạn hiểu thêm cũng như có cái nhìn tổng quát đầy đủ hơn về trình tự thủ tục để có được cho mình mô hình kinh doanh phù hợp, để dễ dàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhanh chóng.

Dịch vụ thành lập công ty (doanh nghiệp) trọn gói từ A-Z nhanh nhất
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói từ A-Z nhanh nhất tại Luật Việt Tín

Mọi những khó khăn vướng mắc về quy định cũng như các khó khăn về thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân. Các bạn hãy nhấc máy và liên hệ ngay với Luật Việt Tín để được tư vấn hỗ trợ đầy đủ chi tiết, với dịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp của chúng tôi sẽ nâng bước thành công cho việc kinh doanh cho các bạn.

=>>Tổng hợp:  Thủ tục thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp hướng dẫn chi tiết bằng video

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận