Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Bến Tre cần ưu tiên quỹ đất cho các nhà đầu tư

Sáng ngày 20/7 vừa qua, tại tỉnh Bến Tre đã diễn ra Hội nghị xúc tiến đầu tư với hơn 450 đại biểu tham gia, trong đó chủ yếu là các doanh nhân, nhà đầu tư cả trong nước và quốc tế cùng các tổ chức thương mại, chuyên gia kinh tế. Đặc biệt Hội nghị có sự tham gia Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng cùng đại diện các lãnh đạo Bộ, ngành TW, các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài.

Với thế mạnh về vị trí địa lý, tiềm năng và chính sách mời gọi đầu tư, Bến Tre được kỳ vọng sẽ thu hút được sự quan tâm từ phía nhà đầu tư trên các lĩnh vực như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, năng lượng tự nhiên tái tạo… Bên cạnh đó, Bến Tre là một trong những địa phương dẫn đầu khởi nghiệp với sự ra mắt của Cộng đồng khởi nghiệp và được các tổ chức trong lĩnh vực khởi nghiệp hỗ trợ, hợp tác nên dự kiến trong thời gian tới, phong trào “Đồng Khởi khởi nghiệp và Phát triển doanh nghiệp” của tỉnh sẽ phát triển mạnh mẽ.

Dự kiến giai đoạn 2017 – 2020, Bến Tre sẽ ưu tiên kêu gọi đầu tư triển khải 63 dự án trên các lĩnh vực du lịch, trung tâm thương mại và siêu thị, khu đô thị, khu dân cư, nông nghiệp, năng lượng tái tại, xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, giáo dục… Từ đầu năm 2017 đến nay, đã có 25 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại tỉnh với tổng vốn đăng ký là 17.000 tỷ đồng cùng 12 dự án đang hoàn thiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư với số vốn đăng ký là 13.000 tỷ đồng.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bày tỏ niềm vui mừng trước sự góp mặt của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp cả trong nước và nước ngoài. Thủ tướng cũng đánh giá rất cao những cam kết của Bến Tre về tạo điều kiện hỗ trợ nhà đầu tư và doanh nghiệp cũng như những điều kiện thúc đẩy khởi nghiệp, thu hút đầu tư.

Thủ tướng nêu rõ, Bến Tre là viên ngọc quý của vùng Tây Nam Bộ và là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi nên rất có ưu thế để phát triển nông nghiệp. Với lượng phù sa được song Tiền bồi đắp cùng vị trí địa lý cách trung tâm kinh tế TP Hồ Chí Minh chưa đầy 80km và lại là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, là vùng đất đã đi vào văn học và nghệ thuận dân gian, Bến Tre trở thành tỉnh giàu có, năng động nhất cả nước. Với những tiềm năng có sẵn, tỉnh Bến Tre đặt mục tiêu thu hút các nhà đầu tư lớn, có khả năng tài chính, ứng dụng công nghệ cao và trình độ quản lý.

Từ đó, Thủ tướng nêu thông điệp muốn đón “đại bang” thì phải có tổ “đại bàng” và tổ này cần lưu ý 4 thành tố sau:

  • Quỹ đất cho các nhà đầu tư, nhất là đất cho công nghiệp chế biến, nông nghiệp công nghệ cao, nuôi trồng thủy sản, xây dựng thành phố trung tâm và quy hoạch xây dựng phát triển KCN.
  • Hạ tầng điện và giao thông chất lượng cao
  • Cung cấp nhân lực chất lượng, chính quyền phải thực sự cầu thị, sẵn sàng đổi mới
  • Chính quyền Bến Tre phải đồng hành cùng lo, cùng làm và cùng chia sẻ với doanh nghiệp

Thủ tướng còn chỉ đạo tỉnh làm tốt hơn nữa quy hoạch quỹ đất và cho rằng, Bến Tre cần quyết tâm làm một Đồng Khởi thời bình, thời kỳ toàn cầu hóa và cách mạng 4.0. Và đòn bẩy của Đồng Khởi lần này là thực hiện các giải pháp “biến nguy thành cơ”. Theo đó, Bến Tre vốn dĩ là địa phương thường xuyên phải chịu tổn thất nặng nề do biến đổ khí hậu sẽ phải có những chính sách mới để không còn là vùng trũng biến đổi khí hậu mà phải khắc phục những tiêu cực do thiên tai gây ra. Thủ tướng đã yêu cầu tỉnh có giải pháp sử dụng nguồn nước ngọt hiệu quả, tránh hạ thấp mực nước ngầm, dùng nước ngọt để chống xâm nhập mặn, nhất là vào mùa khô khi nước sông hạ thấp, gió đẩy nước mặn lấn vào các cùng ven biển.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, tronh chuyến thăm Nhật Bản vừa rồi, Việt Nam đã ký với Nhật Bản hỗ trợ dự án quản lý nguồn nước Bến Tre với trị giá gần 9.000 tỷ đồng. Không chỉ vậy, sắp tới Thủ tướng sẽ tiếp tục họp với Chính phủ Hà Lan để nghiên cứu vấn đề biến đổi khí hậu tại các tỉnh Tây Nam Bộ nói chung và Bến Tre nói riêng.

Thủ tướng gợi mở, Bến Tre là địa phương phát triển dựa trên hệ thống sông và biển, phù hợp với xu hướng quy hoạch của nhiều đô thị trên thế giới nên cần kết nối thành một điểm tụ của liên kết trục TP Hồ Chí Minh hướng tâm của 4 tỉnh duyên hải chia sẻ tài nguyên sông Hậu và sông Tiền. Thủ tướng khẳng định, Chính phủ đã rất ủng hộ sự hợp tác giữa các tỉnh về liên kết vùng duyên hải giữa sông Cửu Long mới đây.

Cũng tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh, cây dừa sẽ không chỉ là thế mạnh về kinh tế mà còn là lá chắn bảo vệ Bến Tre trước tình trạng xâm nhập mặn hiện nay. Tuy nhiên vấn đề cần giải quyết lúc này đó là Bến Tre tuy là vùng trồng dừa lớn nhất cả nước nhưng làm thế nào để người nông dân làm giàu bằng nghề trồng dừa khi thu lợi từ trồng dừa tại đây chỉ bằng 1/10 các loại trái cây khác. Trước vấn đề này, Thủ tướng kỳ vọng công nghệ sẽ làm thay đổi tương lai, cây dừa sẽ được đặt ở tầm nhìn mới về công nghệ, môi trường để đạt đến mục đích khu vực kinh tế phát triển xung quanh dừa và sản phẩm từ dừa.

Thủ tướng đã có những góp ý chân thành tới các nhà đầu tư về việc chọn giống dừa và cách thâm canh tái canh để dừa không bị thoái hóa, năng suất thấp. Đồng thời phải chế biến thành 20 – 30 sản phẩm làm từ dừa để nâng cao giá trị và hướng sản phẩm dừa xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Ngoài ra, Thủ tướng còn nhất mạnh việc nâng cao nuôi trồng và chế biến thủy sản theo công nghệ cao. Về du lịch, Thủ tướng đề nghị với nhiều điểm du lịch hấp dẫn ở đồng bằng sông Cửu Long và gần trung tâm kinh tế TP Hồ Chí Minh, Bến Tre cần sắp xếp lại du lịch theo hướng chuyên nghiệp hơn để phát huy được các lợi thế, đưa du lịch trở thành thành phần quan trọng trong cơ cấu kinh tế – xã hội địa phương.

 

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận