Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan

Để đảm bảo quyền lợi của tác giả đối với tác phẩm, các quyền liên quan đến tác phẩm thì các tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm đã cùng nhau thỏa thuận, thành lập một tổ chức đại diện bảo vệ cho quyền tác giả, quyền liên quan của mình.

Tổ chức đại diện quyền tác giả, quyền liên có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm liên quan đến quyền được hưởng thù lao, tiền bản quyền tác phẩm, cũng như hỗ trợ giải quyết các tranh chấp xung quanh vấn đề bản quyền mà một mình tác giả sẽ rất khó khăn để giải quyết. Đây thực chât là một tổ chức phi lợi nhuận, một tổ chức xã hội hoạt động trên cơ sở, mục đích là bảo vệ duy trì quyền và lợi ích của các thành viên của tổ chức.

Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan

Các điều kiện hoạt động của tập thể quyền tác giả, quyền liên quan:

– Được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan ủy quyền thực hiện các quyền, hay nhóm các quyền cụ thể.

– Ngoài ra cần có hợp đồng ủy quyền ghi đầy đủ các nội dung ủy quyền về việc quản lý quyền tác giả, quyền liên quan giữa tổ chức với các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan.

– Điều lệ hoạt động của tổ chức phải quy định rõ các vấn đề về việc thu, phân phối tiền nhuận bút, thù lao; các quyền lợi vật chất khác phát sinh từ việc khai thác các quyèn, lợi ích vật chất của các tác phẩm.

Các hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan:

– Thực hiện quản lý các quyền tác giả, quyền liên quan đã được ủy quyền; đàm phán cấp phép, thu phân chia các quyền lợi vật chất từ việc khai thác các quyền này;

– Đại diện giải quyết các tranh chấp khi phát sinh;

– Trong trường hợp tác phẩm như: chương trình phát sóng, ghi hình, bản ghi âm liên quan đến nhiều tổ chức đại diện quyền tác giả, quyền liên quan khác nhau, thì cần phải thỏa thuận để một tổ chức đại diện đứng ra quản lý các quyền này, nhưng cần được báo cáo với Sở Văn hóa thể thao, du lịch.

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan:

– Tổ chức, thực hiện các hoạt động nhằm khuyến khích sự sáng tạo và các hoạt động xã hội khác;

– Tham gia vào bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả với các tổ chức trong và ngoài nước;

– Báo cáo về việc hoạt động của tổ chức cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền định kỳ và đột xuất khi được yêu cầu.

– Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Ví dụ về các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan:

– Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC): là một tổ chức quản lý âm nhạc, bảo vệ quyền lợi của các nhạc sỹ và chủ sở hữu các tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam.

– Tung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC): là một tổ chức đại diện quyền tác giả, quyền liên quan trong lĩnh vực văn học. Được thành lập nhằm quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tác giả văn học.

– Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV): Được thành lập năm 2003 để bảo hộ quyền lợi của các nhà sản xuất băng đĩa âm thanh tại Việt Nam, tuân thủ theo các quy định của pháp luật SHTT.

– Hiệp hộ quyền sao chép Việt Nam (VIETRRO): Được thành lập để góp phần thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, khai thác sử dụng các tác phẩm văn học nghệ thuật tới công chúng.

Trên đây, Là những quy định của pháp luật cũng như những ví dụ của Luật Việt Tín về tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan. Để hiểu biết rõ hơn các quy định của pháp luật về vấn đề đăng ký bản quyền tác giả và các quyền liên quan, quý khách vui lòng phản hồi với chúng tôi để được hỗ trợ, giải đáp các vướng mắc.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận