Từ nay doanh nghiệp siêu nhỏ dễ vay vốn ngân hàng hơn

Vì doanh nghiệp siêu nhỏ có đặc điểm chung là vòng đời ngắn, quy mô nhỏ, chưa tạo dựng được niềm tin với các ngân hàng nên các doanh nghiệp siêu nhỏ thường ít nghĩ tới mở rộng kinh doanh, nâng cấp cải thiện hệ thống. Từ khi thành lập doanh nghiệp tới khi hoạt động phát triển, doanh nghiệp siêu nhỏ thường rất lo lắng về vấn đề vốn vì khó vay vốn ngân hàng. Tình trạng này cũng xảy ra với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khi 97% tổng số doanh nghiệp của Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, siêu nhỏ, là động lực tăng trưởng của nền kinh tế, sử dụng 50% lao động, đóng góp hơn 40% GDP. Nhóm doanh nghiệp này đang phải đối mặt với nhiều trở ngại, khó khăn trong tiếp cận nguồn lực kinh doanh như thị trường, mặt bằng sản xuất, vốn vay.

Thống kê của VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) cho thấy, có 85%-90% trong số 97% doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, chỉ có khoảng 40% các doanh nghiệp này tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Một trong những lý do khiến các ngân hàng thận trọng với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chính là tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Điều đó chứng tỏ rằng, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ chưa khiến ngân hàng tin tưởng về năng lực vận hành, khả năng tài chính. Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ phản ánh gặp không ít khó khăn khi tiếp cận vốn vay ngân hàng để mở rộng kinh doanh. Một chủ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ làm bánh ở Hà Nội cho rằng sau hơn 2 năm kinh doanh, họ muốn mở rộng quy mô cửa hàng nhưng lại gặp trở ngại về vay vốn. Doanh nghiệp bị vướng vào vòng luẩn quẩn đó là mốn mở rộng quy mô, cần vay vốn thì không dễ dàng vay vì quy mô nhỏ.

Từ nay doanh nghiệp siêu nhỏ dễ vay vốn ngân hàng hơn

Thực tế cho thấy, các chủ sở hữu doanh nghiệp siêu nhỏ thường vay tín dụng cá nhân để phục vụ mục đích mở rộng kinh doanh. Với xu hướng này thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng vay vốn hơn vì ngân hàng không quá khắt khe thủ tục, hồ sơ với cá nhân. Tuy nhiên doanh nghiệp lại thiệt thòi vì khoản vay vốn này không được tính vào chi phí vận hành doanh nghiệp, không được khấu trừ một khoản thuế thu nhập bởi vay vốn dưới danh nghĩa cá nhân.

Tới thời điểm này, một số ngân hàng đã rộng cửa hơn với doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ bằng cách đưa ra các gói ưu đãi tín dụng cho nhóm doanh nghiệp này. VÍ dụ như BIDV với gói tín dụng “Đồng hành cùng doanh nghiệp siêu nhỏ” với mức lãi suất ưu đãi chỉ tù 6,8%/năm dành cho các khoản vay ngắn hạn dưới 1 năm. ACB sau khi đánh giá phân loại khách hàng, xác minh kế hoạch sử dụng vốn vay, xác minh tài chính thì doanh nghiệp sẽ được vay tín chấp, lãi suất tùy thời điểm và tiềm lực của doanh nghiệp, độ rủi ro  từng khoản vay.

PvcomBank triển khai gói ưu đãi vay “Linh hoạt cấp vốn-Đột phá tăng trưởng” từ đầu năm 2017 giúp doanh nghiệp siêu nhỏ có nhiều cơ hội kinh doanh hơn. Tổng hạn mức gói vay lên tới 1,5 nghìn tỷ đồng, doanh nghiệp được hưởng ưu đãi lãi suất vay vốn từ 7,5%/năm. Ngoài ra, bên cạnh hình thức thế chấp tài sản của chủ doanh nghiệp, tài sản của cá nhân góp vốn, ngân hàng này còn cho phép thế chấp tài sản từ người thân với các loại tài sản như ô tô, bất động sản, sổ tiết kiệm…Các doanh nghiệp siêu nhỏ dạng khởi nghiệp nếu mới thành lập chưa đủ 12 tháng chưa thể đáp ứng các điều kiện vay vốn thì PvcomBank sẽ xem xét cho tham gia gói vay ưu đãi lãi suất nếu có thời gian hoạt động từ 6 tháng, nền tảng là hộ kinh doanh. Ngân hàng này chủ động hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn nhiều gói ưu đãi vay vốn khác nhau để tối đa hóa lợi nhuận cho khách hàng khi vay vốn, áp dụng các điều kiện cho vay linh hoạt, thực hiện giải ngân riêng, giảm thủ tục hồ sơ, các chương trình hỗ trợ vốn, ưu đãi phí dịch vụ…

Với những động thái tích cực từ phía các ngân hàng, doanh nghiệp Việt đặc biệt là nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ dễ dàng vay vốn để mở rộng quy mô và phát triển. Các chuyên gia khuyến cáo, bên cạnh việc vay vốn dễ hơn, các doanh nghiệp cũng nên cẩn trọng khi vận hành, điều phối, đảm bảo duy trì tài chính để đảm bảo khả năng chi trả khoản nợ đã vay, để ngân hàng có thiện cảm hơn với doanh nghiệp siêu nhỏ.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận