Tự do thành lập doanh nghiệp

Luật doanh nghiệp sửa đổi năm 2014 có quy định rõ ràng, mọi cá nhân, pháp quyền đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp; được quyền góp vốn và mua cổ phần, mua phần vốn góp vào các: công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh theo như quy định tại Luật doanh nghiệp. Chỉ trừ đối với 8 trường hợp được nêu tại Điều số 18 về “Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp”. Việc chuyển quyền sở hữu đối với những tài sản góp vốn cho công ty không cồn phải chịu lệ phí trước bạ nữa.

Điểm mới của luật doanh nghiệp 2014
Điểm mới của luật doanh nghiệp 2014

Xem thêm: 10 điểm mới đáng chú ý nhất trong luật doanh nghiệp năm 2014

Thủ tục thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh là một trong những lĩnh vực được cải cách, sửa đổi và bổ sung mạnh mẽ nhất và có nhiều hiệu quả nhất từ khi có Luật doanh nghiệp năm 1999 và năm 2005. Tuy nhiên, tổng kết chung việc thực hiện Luật doanh nghiệp 2005 của chúng ta so với quốc tế và các nước trong khu vực về tính cạnh tranh của môi trường đầu tư, thủ tục thành lập doanh nghiệp và khởi sự kinh doanh tại nước ta vẫn còn phức tạp, gây tốn kém về chi phí và cả thời gian cho người thực hiện.

Theo số liệu thống kê từ Ngân hàng Thế giới, năm 2013 sở sự kinh doanh của Việt Nam gồm 10 thủ tục với tổng thời gian làm việc vào khoảng 34 ngày, được xếp thừ 109 trên tổng 189 quốc gia và nền kinh tế.

Giao diện Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Luật doanh nghiệp sửa đổi năm 2005 trước đây đã đưa ra những yếu cầu phải có một số điều kiện kinh doanh như bản sao chứng chỉ hành nghề của người quản lý và xác nhận vốn pháp định trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp khi tiến hành các thủ tục thành lập doanh nghiệp. Quy định này là không hợp lý, gây khó khăn, tốn kém thời gian, chi phí và không cần thiết trong quá trình thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Vì vậy, mà Luật doanh nghiệp năm 2014 đã tách biệt việc đăng ký thành lập doanh nghiệp và việc xin giấy phép kinh doanh đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo hướng, bãi bỏ các yếu cầu về điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, không yếu cầu chứng chỉ hành nghề hay xác định vốn pháp định như quy định tại Luật doanh nghiệp 2005.

Xem thêm: Điều kiện để thành lập doanh nghiệp

Luật doanh nghiệp sửa đổi năm 2014 cũng đã giảm thiểu sự khác biệt không cần thiết về thủ tục thành lập doanh nghiệp, mua cổ phần, mua vốn góp, thủ tục mở chi nhánh, văn phòng đại diện, thay đổi địa điểm trụ sở chính, chuyển nhượng vốn,… giữa các nhà đầu tư trong nước các nhà đầu tư nước ngoài, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Luật cũng quy đinh rõ, nghiêm cấm các cơ quan đăng ký kinh doanh và các cơ quan khác gây phiền hà làm ảnh hưởng tới quá trình thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp của các cá nhân, tổ chức.

Ngành nghề đăng ký kinh doanh và bảng tra mã ngành nghề
Ngành nghề đăng ký kinh doanh và bảng tra mã ngành nghề

Xem thêm: Ngành nghề đăng ký kinh doanh và bảng tra mã ngành nghề

Tuy nhiên có một số trường hợp, quyên thành lập doanh nghiệp cũng là nghĩa vụ của người đầu tư, kinh doanh. Ví dụ, các tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải tiến hành thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo đúng với quy định tại Luật doanh nghiệp 2014. Hay quy định về hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên trên 10 lao động lên phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của chính Luật doanh nghiệp năm 2014.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận