Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm

Thực phẩm có vai trò thiết yếu đối với đời sống con người, tuy nhiên đó cũng có thể là mầm mống gây nguy hiểm tới sức khỏe thậm chí tính mạng người dùng. Vì chúng hiện diện hàng ngày và được con người sử dụng quá thường xuyên do đó mục tiêu đảm bảo an toàn thực phẩm được xã hội quan tâm rất lớn. 

Hàng ngày, hàng giờ trên các phương tiện thông tin đại chúng như mạng xã hội, báo đài,… việc phản ánh tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm kèm theo đó những tiêu đề: “Rùng mình chuột cống có trong nồi lẩu”, “Chân gà từ năm 1982 vẫn sử dụng”, “Treo thịt bò bán thịt lợn”,… gây ra sự hoang mang lo sợ cho toàn xã hội. Để giảm thiểu cũng như ngăn ngừa các hiện trạng trên, đòi hỏi có sự chung tay vào cuộc của mọi người, mọi nhà và toàn xã hội. Công cụ hữu hiệu nhất được cả xã hội đưa ra: Đó là pháp luật. 

Hiện nay hệ thống pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm ngày càng được chú trọng. Theo đó các doanh nghiệp trước khi muốn cung cấp, phân phối thực phẩm ra thị trường đều phải tiến hành công bố thực phẩm, công bố an toàn thực phẩm.

cong-bo-thuc-pham-2
Công bố an toàn thực phẩm là việc mà các doanh nghiệp kinh doanh phải tiến hành để đảm bảo an toàn thực phẩm trước khi tới tay người tiêu dùng

Hiểu đúng về an toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước, vậy chúng ta phải hiểu an toàn thực phẩm như thế nào? 

Vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn thực phẩm được hiểu theo 2 hướng:

  • Hiểu theo nghĩa hẹp: 

An toàn thực phẩm mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số những thói quen, các công đoạn trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ có hại cho sức khỏe con người. 

  • Hiểu theo nghĩa rộng: 

Vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

Một sản phẩm thực phẩm hoàn chỉnh phải được thực hiện qua nhiều công đoạn khác nhau, gắn với các chủ thể khác nhau. Vì tầm quan trọng của việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này đều phải được quy phạm pháp luật điều chỉnh và đây là cơ sở để hình thành pháp luật an toàn thực phẩm (ATTP).

Đối tượng điều chỉnh của pháp luật ATTP là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh, phân phối và sử dụng thực phẩm. Pháp luật ATTP hướng tới chủ thể là các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm. 

Với phạm vi và đối tượng điều chỉnh như vậy, có thể hiểu pháp luật ATTP là hệ thống các quy tắc xử sự do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Nhằm mục đích điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng thực phẩm của các cá nhân, tổ chức, đảm bảo thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe và tính mạng của con người.

Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về vấn đề an toàn thực phẩm

Pháp luật an toàn thực phẩm được biểu hiện bằng hệ thống các quy phạm pháp luật và được quy định bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.

Các văn bản quy định trực tiếp

Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan

  • Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm được ban hành vào năm 2003.
  • Nghị định số 163/2004/NĐ –CP ban hành ngày 7/9/2004.
  • Luật an toàn thực phẩm được ban hành vào năm 2010.
  • Thông tư quy định về mức thu, nộp phí và lệ phí quản lý an toàn thực phẩm được ban hành vào năm 2013.
  • Luật bảo vệ người tiêu dùng được ban hành vào năm 2010.
  • Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật được ban hành vào năm 2006.
  • Luật chất lượng, sản phẩm hàng hóa được ban hành vào năm 2007.
  • Luật Thủy sản được ban hành vào năm 2003.
  • Luật thanh tra sửa đổi vào năm 2010.
  • Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật được ban hành vào năm  2001.
  • Pháp lệnh giống cây trồng được ban hành vào năm 2004.
  • Pháp lệnh giống vật nuôi được ban hành vào năm 2004.

Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm

Có thể nói để điều chỉnh các hành vi trong các lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực bảo đảm an toàn thực phẩm là rất cần thiết. Bởi vậy đòi hỏi pháp luật có những điều chỉnh đảm bảo quy định chung theo các khuôn khổ tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp cũng như lợi ích chính đáng của người tiêu dùng giúp giảm thiểu tối đa những hậu quả đáng tiếc.

cong-bo-thuc-pham
Tuân thủ đúng các yêu cầu của pháp luật về kinh doanh thực phẩm nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng của người tiêu dùng và doanh nghiệp

Pháp luật hướng tới việc bảo đảm an toàn thực phẩm thông qua các quy phạm pháp luật và các quy định về cơ cấu tổ chức đối với cơ quan nhà nước trong lĩnh vực này. Đó sẽ là cơ sở pháp lý để thực hiện công tác kiểm tra giám sát an toàn thực phẩm trên cả nước,… Cụ thể vai trò của pháp luật trong giải quyết vấn đề này gồm:

  • Thứ nhất: Pháp luật an toàn thực phẩm là cơ sở cho các cơ quan chức năng có nhiệm vụ trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm trong cả nước thực hiện tốt trách nhiệm của mình theo cấp độ từ trung ương đến địa phương.
  • Thứ hai: Pháp luật an toàn thực phẩm là “khuôn mẫu” tạo tiền đề điều chỉnh các hành vi, quan hệ xã hội một cách thống nhất để bảo đảm an toàn thực phẩm. Đồng thời là cơ sở để cho mọi người biết mình được làm gì, không được làm gì, phải làm như thế nào để đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
  • Thứ ba: Pháp luật an toàn thực phẩm là cơ sở để thực hiện công việc thanh tra, giám sát, quản lý, xử lý nếu như có xảy ra sai phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm của doanh nghiệp. Từ đó sẽ góp phần giảm thiểu hạn chế cũng như ngăn chặn, đẩy lùi mọi hành vi sai phạm gây mất an toàn thực phẩm.
  • Thứ tư: Pháp luật an toàn thực phẩm là đại diện pháp lý của mọi người dân khi thực hiện quyền làm chủ của mình đó là: kiểm tra, giám sát các hành vi trái pháp luật, làm mất an toàn thực phẩm. 

Dịch vụ pháp lý công bố sản phẩm của Luật Việt Tín

Qua bài viết trên, ta có thể thấy được rằng pháp luật trong việc bảo đảm ATTP ngày càng có vai trò cũng như tầm ảnh hưởng quan trọng. Đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với lĩnh vực này ngày một cao hơn với mục tiêu đưa kiến thức pháp luật trong mọi lĩnh vực nói chung và đặc biệt công bố thực phẩm nói riêng đến gần mọi người. 

Luật Việt Tín – địa chỉ pháp luật đáng tin cậy hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực công bố thực phẩm – đã đưa ra quan điểm về vai trò của pháp luật trong việc giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm dưới góc độ lý luận nhà nước và pháp luật. Quý khách hàng có thể theo dõi các bài viết và cập nhập thêm thông tin chuyên đề công bố thực phẩm khác của Luật Việt Tín tại đây để có được cái nhìn khách quan về thủ tục này theo các quy định của pháp luật hiện hành.

nhung-quy-dinh-cong-bo-san-pham
Công bố chất lượng sản phẩm là việc làm không thể thiếu của các doanh nghiệp khi muốn đưa sản phẩm, hàng hóa ra thị trường tiêu thụ.

Quý khách hàng muốn được tư vấn chi tiết hơn về vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm hay các vấn đề vướng mắc về thủ tục công bố thực phẩm có thể liên hệ trực tiếp với Việt Tín để được tư vấn miễn phí, cụ thể, nhanh chóng với giá cả và kết quả cao nhất! 

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận