Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Có rất nhiều ngành nghề kinh doanh, buôn bán và sản xuất liên quan đến thực phẩm, thực phẩm chức năng cần phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (thông thường gọi là giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm). Tuy nhiên không hẳn ai cũng rành về thủ tục hồ sơ xin giấy phép này.

Việt Tín có dịch vụ tư vấn xin giấy phép vệ sinh thực phẩm cho khách hàng đang vướng mắc các thủ tục hồ sơ pháp lý. Trong bài viết này chúng tôi tư vấn những vấn đề pháp lý xoay quanh thủ tục xin giấy phép này.

Căn cứ pháp lý

  • Luật an toàn thực phẩm năm 2010.
  • Nghị định 15/2018 Quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
  • Thông tư  279/2016/TT-BTC quy định mưc thu, chế đô thu, nộp, quản lý sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT – BCT hướng dẫn việc phân công phối hợp trong quản lý an toàn thực phẩm.
  • Thông tư 47/2014/TT-BYT hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Cơ quan cấp phép

Qúy vị lưu ý, tùy vào ngành nghề kinh doanh, buôn bán và sản xuất liên quan đến thực phẩm, thực phẩm chức năng mà quý vị nộp hồ sơ, xin giấy phép ở các cơ quan chức năng khác nhau. Hiện Sở Công Thương, Sở Nông Nghiệp, Sở Y Tế là ba cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chính vì vậy, quý vị cần lưu ý xác định cụ thể xem ngành nghề kinh doanh, buôn bán và sản xuất liên quan đến thực phẩm, thực phẩm chức năng mà quý vị định xin giấy phép cần phải nộp hồ sơ tới cơ quan chức năng nào. Cụ thể:

Sở Công Thương cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đối tượng sau:

  • Doanh nghiệp sản xuất: Rượu (Dưới 3 triệu lít/01 năm), bia (Dưới 50 triệu lít/01 năm), nước giải khát (Dưới 20 triệu lít/01 năm), sữa chế biến (Dưới 20 triệu lít/01 năm), dầu thực vật (Dưới 50 nghìn tấn/01 năm), bánh kẹo (dưới 20 nghìn tấn/01 năm), bột và tinh bột (Dưới 100 nghìn tấn/01 năm).
  • Đơn vị kinh doanh nhiều sản phẩm thuộc quyền quản lý của 2 cơ quan chuyên ngành.
  • Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh từ 2 sản phẩm thuộc thẩm quyền của từ 2 cơ quan chuyên ngành.

Sở Nông Nghiệp cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đối tượng sau:

  • Cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy hải sản: Ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản, rau, củ, quả, trứng và các sản phẩm từ trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi ghen, muối, gia vị, đường, chè, cà phê, ca cao, hạt tiêu, điều, nông sản, thực phẩm khác.

Sở Y Tế cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đối tượng sau:

  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, phụ gia thực phẩm, hương liệu thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ bao gói chứa đựng thực phẩm.
  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

 

Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Trình tự xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Trình tự thực hiện xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm các bước sau:

Bước 1: Xin xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm và giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất hoặc kinh doanh.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ, nộp tới cơ quan chức năng.

Bước 3: Sau khi thẩm định hồ sơ, cơ quan chức năng tổ chức đoàn thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở và quyết định cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng). Nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.

Cần lưu ý các đơn vị cấp giấy phép cho an toàn thực phẩm
Cần lưu ý các đơn vị cấp giấy phép cho an toàn thực phẩm

Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Hồ sơ xin giấy phép giấy vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải có đầy đủ các giấy tờ, tài liệu mà cơ quan chức năng yêu cầu. Qúy vị cần chuẩn bị đầy đủ tránh tình trạng hồ sơ thiếu. Nếu cần, Việt Tín sẽ đồng hành và hỗ trợ quý vị trong quá trình soạn thảo hồ sơ. Cụ thể, hồ sơ cần có các giấy tờ sau:

  1. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đầu tư/ giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh (Việt Tín hỗ trợ).
  2. Giấy khám sức khỏe (Bản sao) có dán ảnh.
  3. Danh sách tổng hợp giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và những người trực tiếp tham gia sản xuất hoặc kinh doanh.
  4. Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất hoặc kinh doanh.
  5. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Việt Tín hỗ trợ)
  6. Bản thuyết minh cơ sở vật chất, trang thiết bị và dụng cụ (Việt Tín hỗ trợ).
  7. Bản xét nghiệm nguồn nước (Cơ sở sản xuất)
  8. Hợp đồng và hóa đơn mua bán nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh.

Dịch vụ xin giấy phép VSATTP tại Việt Tín

Khách hàng làm thủ tục xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Tín sẽ được hưởng một số dịch vụ tư vấn miễn phí  như:

  1. Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan đến thủ tục xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
  2. Hỗ trợ khách hàng sao y chứng thực các tài liệu có liên quan.
  3. Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ  phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;
  4. Tiếp đoàn thẩm định cơ sở (nếu có)
  5. Hỗ trợ các vấn đề pháp lý có liên quán đến việc sử dụng giấy phép trong suốt quá trình giấy phép còn hiệu lực.
Xin giấy phép an toàn thực phẩm đơn giản cùng Luật Việt Tín
Xin giấy phép an toàn thực phẩm đơn giản cùng Luật Việt Tín

Liên hệ ngay tới Việt Tín để được tư vấn trực tiếp hoàn toàn miễn phí !

Hotline: 0978 635 623 – 0979 716 586
Email: luatviettin@gmail.com

Subscribe
Nhận thông báo
guest
23 Bình luận
cũ nhất
mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận