Xu hướng mở rộng kinh doanh khối FDI ảnh hưởng nào đến doanh nghiệp

Hiện nay, chính sách phát triển kinh tế nước ta chuyển đổi từ kêu gọi đầu tư sang hợp tác đầu tư. Mở rộng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) là xu thế chung hiện nay. Vậy xu hướng đó ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp?

Bài viết dưới đây của Luật Việt Tín sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc trên.

FDI là gì? Xu hướng mở rộng kinh doanh của khối FDI

FDI được hiểu là hoạt động đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Theo đó, cá nhân, tổ chức của quốc gia này thực hiện đầu tư vốn dài hạn cho một doanh nghiệp thuộc quốc gia khác để tiến hành hoạt động kinh doanh nhằm chi phối việc quản lý của doanh nghiệp đó.

Xu hướng mở rộng FDI là xu hướng tất yếu
Xu hướng mở rộng FDI là xu hướng tất yếu

Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển là những mảnh đất màu mỡ thu hút nguồn vốn FDI. Và Việt Nam – một nền kinh tế năng động đầy tiềm năng luôn là điểm đến thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là FDI.

Nền kinh tế nước ta hiện nay đang phát triển theo xu hướng mở rộng kinh doanh khối FDI. Đặc biệt là các doanh nghiệp 

Chính phủ nước ta đã đưa ra những chính sách ưu đãi, thu hút vốn đầu tư nước ngoài để nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ những khó khăn về vốn của các doanh nghiệp nội địa. Cụ thể các ưu đãi về thuế, tài chính được áp dụng để thu hút FDI. Việc áp dụng các chính sách đó là hoàn toàn phù hợp với thực trạng nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, cũng đặt ra nhiều hạn chế cho các doanh nghiệp.

Ảnh hưởng của xu hướng mở rộng kinh doanh khối FDI đến doanh nghiệp.

Thực chất FDI là sự cộng hưởng của cả bên đầu tư và bên nhận đầu tư. Bên đầu tư sẽ cung cấp nguồn vốn, công nghệ, cơ sở kỹ thuật,… phục vụ sản xuất kinh doanh. Bên nhận đầu tư sẽ áp dụng các hỗ trợ đó để thực hiện sản xuất kinh doanh. Và lợi nhuận sẽ được chia theo tỷ lệ thỏa thuận giữa các bên. Do đó lợi ích của cả hai bên gắn kết chặt chẽ với nhau. Việc mở rộng xu hướng kinh doanh của khối FDI đã đem đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cụ thể:

– Giải quyết khó khăn về nguồn vốn cho các doanh nghiệp ở nước ta. Bởi bản chất của FDI là đầu tư vốn cho doanh nghiệp phát triển kinh doanh. Do đó, các doanh nghiệp không còn phải lo lắng về nguồn vốn trong quá trình hoạt động của mình. 

– Giúp doanh nghiệp nước ta thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh. Việc đầu tư FDI của nhà đầu tư  ngoài vấn đề vốn còn nắm quyền quản lý doanh nghiệp đó. Vì vậy, thông thường họ sẽ áp dụng phương thức sản xuất mới để quản lý hiệu quả hơn. Sự thay đổi đó sẽ khắc phục những bất cập của phương thức sản xuất cũ. Tạo thuận lợi cho sự phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

– FDI là phương tiện giúp quá trình chuyển giao công nghệ diễn ra nhanh chóng. Các quốc gia tiếp nhận đầu tư được thừa hưởng công nghệ từ quốc gia đầu tư để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc áp dụng công nghệ giúp cho hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp tối ưu hơn, mang lại lợi ích cho cả hai.

– Mở rộng thị trường tiêu thụ cho doanh nghiệp. Đồng thời cũng tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động. Từ đó, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động trong nước. Bởi mục đích của các nhà đầu tư nước ngoài là khai thác nguồn lực lao động để giảm thiểu chi phí để tăng lợi nhuận thu về. 

Xu hướng mở rộng Khối FDI ảnh hưởng hưởng đến doanh nghiệp
Xu hướng mở rộng Khối FDI ảnh hưởng hưởng đến doanh nghiệp

Xem thêm: Tư vấn thành lập công ty, hoàn thiện mọi thủ tục hồ sơ cho bạn

Mặc dù xu hướng mở rộng khối FDI mang đến nhiều tác động tích cực đối với doanh nghiệp nhưng không thể phủ nhận những ảnh hưởng tiêu cực. Cụ thể:

– Nguồn vốn FDI đầu tư và nước ta ngày càng lớn. Tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp nội địa. Mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nước ta còn hạn chế. Do đó đã dẫn đến sự thay đổi về cán cân kinh tế.

– Máy móc, công nghệ mà nhà đầu tư dẫn vào các nước tiếp nhận thường là công nghệ cũ, thậm chí đã bị cấm sử dụng ở chính quốc. Do đó, khi áp dụng vào hoạt động sản xuất ở nước ta sẽ làm hạn chế quá trình kinh doanh của doanh nghiệp

– Ngoài ra, xu hướng mở rộng khối FDI đã đặt ra vấn đề ô nhiễm môi trường cho các nước tiếp nhận. Do hệ thống pháp luật của nước ta chưa hoàn thiện nên các quốc gia FDI đã lợi dụng những lỗ hổng để trục lợi. Gây ra tình trạng xử lý chất thải của các doanh nghiệp FDI không đáp ứng tiêu chuẩn.

Ảnh hưởng lớn đối với doanh nghiệp khi đầu tư 

 

Như vậy có thể thấy việc mở rộng khối FDI đã đặt ra những ảnh hưởng nhất định đến doanh nghiệp nước ta. Doanh nghiệp cần phải biết tận dụng những cơ hội và khắc phục những tiêu cực trong quá trình hoạt động.

 

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận