Xử lý thực phẩm chức năng vi phạm không đạt chất lượng

Thực phẩm chức năng không phải là thuốc nhưng có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe người sử dụng, hiện đang được người dân Việt Nam sử dụng rất phổ biến. Vậy nên bên cạnh quy định bắt buộc công bố thực phẩm chức năng, để bảo vệ an toàn cho người tiêu dùng, cơ quan nhà nước đã ra quyết định xử phạt đối với việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng không đạt chất lượng.

Thực phẩm chức năng không đạt chất lượng

Việc sử dụng thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể đang là sự lựa chọn của hầu hết người tiêu dùng Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu của người dùng, các sản phẩm thực phẩm chức năng đang xuất hiện rất phổ biến trên thị trường Việt Nam, trong đó có cả sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên trong số những sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng của Bộ y tế thì có không ít sản phẩm nhái, kém chất lượng.

Thực phẩm chức năng không đạt chất lượng khác thực phẩm chức năng đạt chất lượng như thế nào?
Thực phẩm chức năng không đạt chất lượng khác thực phẩm chức năng đạt chất lượng như thế nào?

Những thực phẩm chức năng không đạt chất lượng là những sản phẩm có hàm lượng dưỡng chất không được cân đo đong đếm theo đúng quy chuẩn, không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của Bộ y tế. Thường những sản phẩm này là sản phẩm làm nhái, chưa có giấy chứng nhận công bố chất lượng sản phẩm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, thực phẩm chức năng đạt chất lượng còn là những sản phẩm không được bảo quản đúng quy chuẩn dẫn đến việc chất lượng, công dụng không còn được như ban đầu, sản phẩm.

Nguy hại khi sử dụng thực phẩm chức năng kém chất lượng

Việc mua phải thực phẩm chức năng kém chất lượng, khách hàng không những phải chịu tổn thất về tài chính, không đáp ứng được nhu cầu chăm sóc bản thân mà còn gánh chịu nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe hoặc thậm chí là đe dọa đến tính mạng.

Xem thêm: Dịch vụ công bố thực phẩm chức năng Việt Tín

Hình thức xử phạt đối với thực phẩm chức năng không đạt chất lượng

Theo thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường, chỉ trong bốn tháng đầu năm 2019,  Bộ y tế đã tiến hành điều tra thanh tra và quyết định xử phạt hành chính đối với 61 cơ sở sản xuất, kinh doanh. Điều này cho thấy thực trạng sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng kém chất lượng đang ở mức báo động, cơ quan chức năng cần phải thắt chặt công tác quản lý, xử phạt thật nặng.

Theo quy định mức xử phạt vi phạm hành chính An toàn thực phẩm, hình thức xử phạt đối với những hành vi vi phạm thực phẩm chức năng không đạt yêu cầu chủ yếu có thể là:

  • Phạt hành chính, số tiền cơ sở phải nộp phạt sẽ tùy thuộc vào mức độ vi phạm. Đồng thời cơ sở cũng phải chịu trách nhiệm chi trả các khoản chữa trị, bồi thường thiệt hại nếu sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng
  • Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 1 đến 6 tháng, Giấy tiếp nhận công bố sản phẩm từ 1 tháng đến 1 năm
  • Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 1 đến 12 tháng
  • Ngoài ra có thể áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung như: Tịch thu và tiêu hủy sản phẩm, buộc cải chính thông tin sai lệch, thông tin dễ gây hiểu lầm, tháo gỡ hoặc xóa quảng cáo vi phạm, chịu chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc,….
Tăng cường xử phạt các cơ sản sản xuất thực phẩm chức năng không đảm bảo chất lượng
Tăng cường xử phạt các cơ sản sản xuất thực phẩm chức năng không đảm bảo chất lượng

Tất cả cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng không đạt chất lượng đều bị xử phạt dưới nhiều hình thức khác nhau theo quy định của pháp luật. Vậy nên để tránh bị xử phạt, nên đảm bảo an toàn chất lượng khi đưa sản phẩm ra tiêu thụ trên thị trường và đặc biệt là thực hiện công bố thực phẩm chức năng. Về làm thủ tục công bố, nếu quý khách có nhu cầu, hãy liên hệ với Việt Tín theo số hotline dưới đây để được giúp đỡ nhanh nhất.