Cách thức xây dựng chỉ tiêu nguyên liệu thực phẩm đơn giản

Cách thức xây dựng chỉ tiêu nguyên liệu thực phẩm
Cách thức xây dựng chỉ tiêu nguyên liệu thực phẩm

Nguyên liệu thực phẩm là những loại sản phẩm thực phẩm dạng thô, đơn lẻ chưa qua hoặc đã qua chế biến nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất thực phẩm của các doanh nghiệp. Nguyên liệu thực phẩm rất đa dạng có thể là bột, chế phẩm từ sữa, các loại ngũ cốc… các sản phẩm này khi kết hợp với nhau tạo thành một loại thực phẩm khác như: Bánh, kẹo, đồ uống,….

Tương tự như các loại sản phẩm thực phẩm khác các nguyên liệu thực phẩm vẫn phải thực hiện thủ tục công bố thực phẩm trước khi đưa ra thị trường và kiểm nghiệm là một khâu quan trọng trong quá trình thực hiện thủ tục công bố nguyên liệu thực phẩm.

Kiểm nghiệm sản phẩm nguyên liệu thực phẩm phải phụ thuộc vào từng loại nguyên liệu để có thể xây dựng được các chỉ tiêu kiểm nghiệm cho loại sản phẩm đó. Tuy nhiên, về cơ bản các sản phẩm nguyên liệu thực phẩm hay các loại thực phẩm nói chung đều có các chỉ tiêu kiểm nghiệm cơ bản là: Các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, các chỉ tiêu kim loại nặng, các chỉ tiêu vi sinh, các chỉ tiêu về hàm lượng hóa chất không mong muốn.

Việc xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm cho các sản phẩm nguyên liệu thực phẩm đều căn cứ vào các QCVN hoặc các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm hiện hành. Luật Việt Tín xin cung cấp cho Quy khách hàng một số chỉ tiêu kiểm nghiệm cho một số loại sản phẩm nguyên liệu tương ứng, cụ thể như sau:

1. Đối với các sản phẩm nguyên liệu thực phẩm dạng bột, rắn, hạt, như: Bột mỳ, bột lúa mạch, bột gạo,…:

  • Các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu cần kiểm nghiệm: Protein, carbohydrate, chất xơ, độ ẩm, tro,…
  • Các chỉ tiêu kim loại nặng: Chì, cadimi,..
  • Các chỉ tiêu vi sinh vật: Tổng số vi khuẩn hiếu khí, Coliforms, E.coli, Tổng số bào tử nấm men – mốc,…
  • Hàm lượng hóa chất không mong muốn, Aflatoxin, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các hóa chất không mong muốn khác..

Bữa sáng cùng Nestle giúp các bạn có cơ thể khỏe mạnh

Xem thêm: Cách thức xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm đối với sữa bột công thức

2. Đối với các sản phẩm nguyên liệu thực phẩm dạng lỏng:

  • Các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu cần kiểm nghiệm: Protein, carbohydrate, độ pH, độ tan trong nước,…
  • Các chỉ tiêu kim loại nặng: Chì, cadimi,..
  • Các chỉ tiêu vi sinh vật: Tổng số vi khuẩn hiếu khí, Coliforms, E.coli, Tổng số bào tử nấm men – mốc,…
  • Hàm lượng hóa chất không mong muốn, Aflatoxin, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các hóa chất không mong muốn khác.
Công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm đồ hộp
Ảnh minh họa: Công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm dạng lỏng

Đối với sản phẩm nguyên liệu thực phẩm cần kiểm tra rõ thành phần cấu tạo của sản phẩm xem sản phẩm có chứa chất cấm hay không. Có những sản phẩm chứa một số chất cấm không được phép dùng thì cần lưu ý loại bỏ sản phẩm đó ra khỏi danh sách sản phẩm cần công bố để nhập sản phẩm về. Bỏ qua bước đánh giá này doanh nghiệp kiểm nghiệm sản phẩm, xây dựng hồ sơ công bố khi nộp vào hồ sơ ra công văn sản phẩm có chứa chấp cấm không cấp phép. Tốn chi phí dẫn đến kế hoạch kinh doanh bị ảnh hưởng. Không chỉ có ý nghĩa khi thực hiện hồ sơ công bố thực phẩm mà còn đặc biệt quan trọng khi đánh giá chất lượng sản phẩm. Sản phẩm như vậy không đảm bảo chất lượng hướng loại bỏ là giải pháp an toàn cho doanh nghiệp phát triển bền vững và sức khỏe của người tiêu dùng.

Quý khách hàng có thắc mắc gì vui lòng liên hệ lại để được tư vấn cụ thể!