Một số vấn đề cần lưu ý khi mở trung tâm giới thiệu việc làm

Bạn đang muốn mở 1 trung tâm giới thiệu việc làm, địa điểm tại nhà riêng của mình, nhưng chưa biết có cần phải đăng ký kinh doanh không và chưa biết đăng ký ở đâu. Đọc tiếp bài viết để tự có câu trả lời cho mình nhé!

Những quy định về điều kiện kinh doanh

Căn cứ Điều 3 Nghị định 196/2013/NĐ-CP, điều kiện thành lập trung tâm giới thiệu việc làm được quy định như sau:

1. Có mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cụ thể.

2. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới Trung tâm dịch vụ việc làm do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Có trụ sở làm việc hoặc đề án quy hoạch cấp đất xây dựng trụ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới).

4. Có trang thiết bị, phương tiện làm việc để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan và công chức, viên chức và người lao động.

5. Có ít nhất 15 cán bộ có trình độ cao đẳng trở lên.

6. Kinh phí hoạt động thường xuyên do cơ quan có thẩm quyền thành lập bảo đảm theo quy định của pháp luật.

7. Đối với Trung tâm dịch vụ việc làm quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này khi thành lập phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Trung tâm đt trụ sở chính.

Dang-ky-giay-phep-kinh-doanh
Đăng ký giấy phép kinh doanh

Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh giới thiệu việc làm

Căn cứ theo Nghị định 196/2013/NĐ-CP nhiệm vụ của trung tâm giới thiệu việc làm là:

1. Hoạt động tư vấn bao gồm:

– Tư vấn học nghề cho người lao động về lựa chọn nghề, trình độ đào tạo, nơi học phù hợp với khả năng và nguyện vọng.

– Tư vấn việc làm cho người lao động về lựa chọn công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng; về kỹ năng thi tuyển; về tự tạo việc làm ; tìm việc làm trong nước và ngoài nước.

– Tư vấn cho người sử dụng lao động về tuyển lao động; về quản trị và phát triển nguồn nhân lực; về sử dụng lao động và phát triển việc làm.

– Tư vấn về các chính sách, pháp luật lao động cho người lao động, người sử dụng lao động.

2. Hoạt động giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, bao gồm:

– Giới thiệu cho người lao động  cần tìm việc làm với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân cần tuyển lao động

– Cung ứng lao động đã được lựa chọn thông qua hồ sơ tuyển dụng phù hợp với yêu cầu của người sử dụng lao động

– Tuyển lao động thông qua thi tuyển để lựa chọn những người đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động.

3. Hoạt động thu nhập, phân tích và cung ứng thông tin về thị trường lao động, bao gồm: nhu cầu tuyển dụng lao động, nhu cầu cần việc làm, tiêu chuẩn lao động, tiền lương, tiền công trên địa bàn hoạt động, của vùng và cả nước.

4. Tổ chức dlạy nghề gần với giải quyết việc làm theo quy định của pháp luật.

Quy định về các mức phí thành lập trung tâm giới thiệu việc làm

Căn cứ theo quy định của thông tư số 72/2016/TTLT-BTC-BLĐTBXH:

  1. Mức thu phí giới thiệu việc làm được quy định cụ thể trong thông tư nói trên.

2. Tiền lương theo hợp đồng để làm căn cứ tính phí giới thiệu việc làm gồm tiền lương, cấp bậc, chức vụ và phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có), không bao gồm: làm thêm giờ, tiền thưởng và các khoản trợ cấp khác, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định.

3. Căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu của địa phương, tổ chức giới thiệu việc làm quy định mức thu cụ thể đối với từng đối tượng nộp phí cho phù hợp với trình độ của người lao động.

Trên đây là một số vấn đề bạn cần quan tâm khi có ý định mở trung tâm giới thiệu việc làm.

Nếu các bạn còn thắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí 24/7 theo:

71A ngõ 09 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0945 292 808 / 0978 635 623
Email: luatviettin@gmail.com

>> Xem thêm:

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận