Đăng ký thương hiệu liên kết

Thương hiệu liên kết là một khái niệm ngày càng trở nên phổ biến khi các doanh nghiệp dần chú trọng hơn đến việc bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của mình.

Thương hiệu liên kết hay chính là việc đăng ký các nhãn hiệu có liên quan đến nhau về mặt hình ảnh, tên thương hiệu cho cùng một loại sản phẩm/dịch vụ hoặc nhóm các sản phẩm dịch vụ có liên quan đến nhau và các nhãn hiệu này thuộc cùng một chủ sở hữu.

Việc đăng ký nhãn hiệu tương tự và liên kết với nhau nhằm mục đích ngăn chặn đối thủ cạnh tranh có cơ hội đăng ký các nhãn hiệu khiến người tiêu cùng có thể nhầm tưởng các sản phẩm hay dịch vụ đó thuộc cùng một công ty cung cấp.

Hiểu được tâm lý của các doanh nghiệp khi muốn bảo hộ một cách tuyệt đối thương hiệu của mình khi kinh doanh trên thị trường, Luật Việt Tín luôn mong muốn cung cấp đến quý khách hàng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu với chất lượng và hiệu quả tốt nhất, góp phần vào việc bảo hộ và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp.

Khi liên hệ với Luật Việt Tín, quý khách hàng sẽ được tư vấn một cách nhiệt tình nhất về tất cả các vấn đề pháp lý xoay quanh việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, cũng như các phương án để có thể bảo hộ tốt nhất cho nhãn hiệu đó và tư vấn về khả năng bảo hộ thành công của nhãn hiệu.

Khi tra cứu nhãn hiệu trên thư viện số của Cục Sở hữu trí tuệ ta có thể bắt gặp rất nhiều những trường hợp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu liên kết. Ví dụ như văn bằng bảo hộ số 4-0000863-000, 4-0000864-000, 4-0000865-000 đăng ký cho nhóm 30 sản phẩm bột vani thì chủ sở hữu nhãn hiệu cũng đã đăng ký đến 3 nhãn hiệu liên kết với nhau để có thể bảo hộ tốt nhất cho nhãn hiệu của mình, với tên nhãn hiệu có sự tương tự nhau là: VANILLINE; VINILLINE; VANILLINE bổ sung thêm chữ Tàu.

Khi đăng ký nhãn hiệu liên kết thì chủ đơn đăng ký cần lưu ý những vấn đề như sau:

  • Khi soạn thảo tờ khai đăng ký nhãn hiệu liên kết thì cần đánh dấu vào ô ghi nhãn hiệu liên kết
  • Hồ sơ đăng ký cần phải chỉ rõ yếu tố liên kết về nhãn hiệu cho sản phẩm hay dịch vụ đăng ký
  • Khi đăng ký nhãn hiệu liên kết mà chính nhãn hiệu đó là yếu tố liên kết thì cần nêu rõ nhãn hiệu cơ bản (nếu có) và phải chỉ ra đó là nhãn hiệu nào. Nếu nhãn hiệu cơ bản đó đã được cấp văn bằng bảo hộ hoặc đã được đăng ký trước đó thì cần nêu rõ số đơn hoặc số văn bằng.
  • Khi đăng ký nhãn hiệu liên kết mà yếu tố liên kết lại chính là hàng hóa, dịch vụ thì phải chỉ rõ hàng hóa hay dịch vụ cơ bản (nếu có) và nếu có thì đó là hàng hóa, dịch vụ nào. Nếu hàng hóa hay dịch vụ đó đã được nêu trong văn bằng bảo hộ hoặc đã được đăng ký tông một đơn đăng ký nhãn hiệu thì cần nêu rõ số đơn hoặc số văn bằng.
  • Nếu trong trường hợp mà người nộp đơn không chỉ rõ được nhãn hiệu cơ bản hoặc hàng hóa, dịch vụ là yếu tố liên kết thì các nhãn hiệu đăng ký trong đơn sẽ được coi là độc lập với nhau. Và như vậy, khi đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu sẽ không được áp dụng trường hợp ngoại lệ như đối với trường hợp đăng ký nhãn hiệu liên kết (điều này sẽ gây khó khăn cho việc cấp văn bằng bảo hộ các nhãn hiệu này).

Đăng ký thương hiệu/nhãn hiệu liên kết mang lại rất nhiều lợi ích, giá trị lâu bền cho doanh nghiệp đăng ký, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sang bỏ ra gấp nhiều lần cho chi phí đăng ký nhãn hiệu so với việc chỉ đăng ký một nhãn hiệu duy nhất cho sản phẩm, dịch vụ mà công ty mình cung cấp ra thị trường.

Theo quan điểm của Luật Việt Tín, thì nếu như quy mô của doanh nghiệp bạn tương đối, và có tầm ảnh hưởng trên thi trường thì việc đăng ký thương hiệu liên kết sẽ có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng tầm thương hiệu của mình.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận