Doanh nghiệp biết gì về thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư không chỉ là yếu tố bắt buộc của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, mà ngày cả những doanh nghiệp Việt Nam muốn đầu tư ra nước ngoài cũng cần thực hiện nó. Vậy doanh nghiệp của bạn đa có được những kiến thức gì xoay quanh việc này?

Căn cứ pháp luật cho thủ tục

Để có thể tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, mỗi doanh nghiệp cần tuân thủ đúng và đủ những trình tự pháp luật được quy định tại:

– Luật đầu tư 2014

– Nghị định 83/2015/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài

– Thông tư 09/2015/TT-BKHĐT ban hành mẫu văn bản đầu tư ra nước ngoài

Hình thức và các loại dự án đầu tư ra nước ngoài

Trước khi tiến hành bỏ vốn, các nhà đầu tư Việt Nam cần nghiên cứu trước về các hình thức và loại dự án đầu tư tiềm năng, tránh tình trạng có sự thay đổi, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư trong quá trình triển khai dự án vì nó sẽ tốn thời gian và tiền bạc.

Các hình thức đầu tư:

– Dựa theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, tiến hành thành lập nên các tổ chức kinh tế

– Tiến hành hợp đồng BCC ở nước ngoài

– Tiến hành mua cổ phần vốn điều lệ, hoặc mua toàn bộ vốn đó thể được tham gia quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh của mình

– Tiến hành mua bán chứng khoán, giấy tờ, hoặc đầu tư thông qua quỹ chứng khoán

– Một số các hình thức khác theo quy định của nước đầu tư

Các loại dự án đầu tư:

Căn cứ vào số vốn góp được ghi trên thông tin trong thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, sẽ có các loại hình đầu tư sau:

  • Dự án có vốn đầu tư dưới 20 tỷ đồng và không thuộc diện chấp thuận chủ trương
  • Dự án có vốn đầu tư trên 20 tỷ đồng và thuộc diện chấp thuận chủ trương, và phải xin ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
  • Dự án nằm trong diện chấp thuận của Thủ tướng chính phủ:

+ dự án có vốn đầu tư từ 400 tỷ đồng trở lên, và thuộc vào hạng mục: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, phát thanh truyền hình, viễn thông, báo chí

+ dự án không thuộc nhóm trên và có vốn đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên

  • Dự án nằm trong diện chấp thuận chủ trương của Quốc Hội

+ dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;

+ dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định

Hồ sơ cần chuẩn bị để xin giấy phép

Để chuẩn bị cho thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, mỗi doanh nghiệp cần chuẩn bị cho mình những loại giấy tờ thủ tục sau:

– Văn bản đăng ký thực hiện đầu tư ra nước ngoài

– Bản sao giấy tờ tùy thân, gồm: chứng minh thư, thẻ căn cước, hộ chiếu nếu chủ đầu tư là cá nhân. Nếu chủ đầu tư là tổ chức, cần có bản sao giấy chứng nhận doanh nghiệp hoặc các tài liệu để xác nhận tư cách pháp lý.

– Đề xuất về dự án sẽ đầu tư

– Văn bản từ cơ quan thuế để chứng minh chủ đầu tư vẫn tiến hành đúng nghĩa vụ nộp thuế của mình tính tới thời điểm nộp hồ sơ về dự án

– Văn bản của tổ chức tin dụng sẽ cam kết thu xếp ngoại tệ hoặc văn bản cam kết tự cân đối ngoại tệ cho chủ đầu tư

– Tài liệu xác nhận địa điểm đầu tư của dư án, thtu tục này được áp dụng cho những dự án cụ thể. Những văn bản tài liệu này có thể là: giáy phép đầu tư, hợp đồng trúng thầu, hợp đồng hợp tác kinh doanh….

– Quyết định đầu tư ra nước ngoài

– Nếu dự án đầu tư thuộc về hạng mục ngân hàng, chứng khoán, bảo hiếm, công nghệ, chủ đầu tư cần cung cấp văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền dựa trên những điều luật cụ thể.

– Văn bản ủy quyền đại diện cho cơ quan luật mà chủ đầu tư lựa chọn

Cơ quan giải quyết hồ sơ

Cơ quan giải quyết hồ sơ là Bộ kế hoạch và đầu tư, sau 3 ngày nhận được hồ sơ, bộ sẽ tiến hành lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thời gian các cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ là 15 ngày từ ngày nhận được hồ sơ. Nếu dự án thuộc quyền quyết định chủ trương của Chính phủ, thì sau 30 ngày Bộ kế hoạch đầu tư sẽ thẩm định và lập báo cáo gửi Chính phủ.

Trường hợp với dự án cần Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, thì Bộ kế hoạch và đầu tư cùng với Chính phủ, lập hội đồng thẩm định nhà nước (sau 5 ngày nhận được hồ sơ) , quá trình thẩm định và lập báo cáo kéo dài 90 ngày, sau đó hồ sơ được Chính phủ gửi đến cơ quan thẩm tra Quốc hội.

Trên đây là những kinh nghiệm mà chủ đầu tư trong nước cần nắm khi thưc hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư để đầu tư ra nước ngoài, giúp đảm bảo cho quá trình đầu tư được tiến hành thuận lợi nhất.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận