EU mở rộng cửa chào đón hàng dệt may Việt Nam

Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của ngành dệt may Việt Nam (Sau Mỹ). Mới đây, EU đã chấp thuận quy tắc xuất xứ cộng gộp trong hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và EU. Đây là cơ hội lớn để sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu mạnh mẽ trên thị trường này.

Tổng giám đốc Tập đoàn Vinatex – ông Lê Tiến Trường nhận định rằng, hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU sẽ là bệ đỡ để đưa các dòng thuế về 0% và giảm dần trong 7 năm, đồng thời những đơn hàng trong 6 tháng cuối năm nay sẽ tăng trưởng cao trên thị trường này.

Tuy nhiên để đạt được sự kỳ vọng này, các nhà sản xuất Việt Nam phải làm sao để đáp ứng được quy tắc xuất xứ hai công đoạn đã được nêu trong hiệp định. Chẳng hạn như vải vóc để cắt may phải có nguồn gốc từ Việt Nam hoặc các nước EU, trong khi đó phần lớn nguyên liệu vải trong nước chưa đáp ứng được chất lượng và đa dạng chủng loại.

Trước tình thế đó, đoàn đàm phán Việt Nam đã nổ lực thuyết phục EU chấp thuạn quy tắc xuất xứ cộng gộp. Theo đó, các doanh nghiệp dệt may trong nước có thể nhập khẩu nguyên liệu từ các quốc gia có hiệp định thương mại với Việt Nam và các nước EU. Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam – Ông Trương Văn Cẩm nhận định, với quy tắc cộng gộp này, các nhà sản xuất sẽ khai thác nguyên liệu từ Hàn Quốc để sản xuất và hưởng ưu đãi thuế quan. Chẳng hạn Tổng công ty Cổ phần May Hưng Yên đã thực hiện giao thương với 20 đơn vị tại Hàn Quốc để tránh ảnh hưởng đến thông quan đồng thời hưởng những ưu đãi từ hiệp định Thương mại tự do.

Như vậy vấn đề nguyên liệu vải dệt may đã được tháo gỡ. Tuy nhiên đại diện Hiệp hội dệt may Việt Nam cho rằng về lâu dài, để tiếp tục hưởng những ưu đãi khác và phát triển hơn nữa thì dệt may Việt Nam phải phát triển sản xuất nguồn nguyên liệu trong nước. Điều này đòi hỏi sự đầu tư về công nghệ kỹ thuật, nhân lực cũng như vốn tài chính rất lớn. Do đó các doanh nghiệp trong ngành cần phối hợp thực hiện đồng thời đẩy mạnh thu hút đầu tư, thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài để thúc đẩy sản xuất vải cũng như nguyên liệu.

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, ngành dệt may muốn phát triển cần phải thực hiện liên kết với khối các nước ASEAN. Chẳng hạn Thái Lan với lợi thế dệt nhuộm có thể sẽ tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh trong chuỗi sản xuất. Với phương án này, mỗi quốc gia sẽ phát huy được lợi thế của mình và tạo mắt xích để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ngoài quy tắc xuất xứ cộng gộp, Hiệp định Thương mại tự do còn thực hiện chế độ ưu đãi thuế quan, cho phép Việt Nam cộng gộp xuất xứ từ các nước ASEAN, giúp Việt Nam tậm dụng được những lợi thế khi Thái Lan ký hiệp định Thương mại tự do với EU.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ kiêm Tổ trưởng tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ – Ông Mai Tiến Dũng đã truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về tình hình dệt may Việt Nam hiện nay. Cụ thể, dệt may đang thực hiện rất tốt khâu đầu và cuối, song lại gặp khó khăn trong các khâu phụ trợ, nhuộm màu… Vì vậy các doanh nghiệp cần phải đẩy nhanh các dự án để sớm đi vào hoạt động với mức đầu tư 5.000 tỷ đồng. Việc triển khai dự án nếu chậm chạp, trì trệ, dở dang trong thời điểm này thì sẽ gây thất thoát vốn nghiêm trọng.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận