Kiến nghị sửa đổi nghị định 38 của Hiệp hội VASEP về an toàn thực phẩm

Nghị định 38/2017/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn vệ sinh thực phẩm ngày 24/04/2012 quy định chi tiết một số vấn đề: công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; đảm bảo an toàn về biến đổi gen, cấp và thu hồi giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở, ghi nhãn thực phẩm, kiểm tra, thanh tra về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu; phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các bộ, ngành liên quan; thanh tra chuyên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hiện nay, Bộ tư pháp đang làm thẩm định cho dự thảo sửa đổi Nghị định nêu trên, việc sửa đổi Nghị định 38/2017/NĐ-CP nhằm mục đích tạo ra một cơ sở pháp lý đảm bảo cho các  doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm trên thị trường. Điểm hạn chế lớn nhất của Nghị định 38/2017/NĐ-CP là nội dung công bố phù hợp vệ sinh an toàn thực phẩm đang trái so với Luật An toàn thực phẩm 2010.

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã kiến nghị, góp ý cho Chính phủ về hướng sửa đổi Nghị định 38/2017/NĐ-CP để nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc của phía doanh nghiệp trong việc chế biến, nhập khẩu, và kinh doanh thực phẩm và góp phần tạo một môi trường làm việc thông thoáng cho hoạt động kinh doanh.

Theo như ý kiến sửa đổi Nghị định 38/2017/NĐ-CP  của VASEP: việc quy định thủ tục xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trong Nghị định cũ và dự thảo sửa đổi là không  phù hợp, trái quy định của các văn bản Luật hiện hành. Cụ thể, theo quy định của Luật An toàn thực phẩm thì cũng chỉ có quy định về phương thức đăng ký bản công bố hợp quy mà không quy định về phương thức công bố phù hợp. Tuy nhiên,Nghị định 38 thì lại quy định về vấn đề này là không nhất quán với quy định của Luật ATTP 2010.

Xem thêm: Tranh cãi từ nghị định 38, nên hay không nên công bố hợp quy?

Nghị định 38/2017/NĐ-CP cũng đã yêu cầu các tổ chức, cá nhân phải thực hiện công bố phù hợp với quy định an toàn vệ sinh thực phẩm cho những sản phẩm chưa có quy chuẩn Việt Nam cho đến khi có quy chuẩn tương ứng. Như vậy, quy định này đã không hợp lý với Luật Quy chuẩn và Tiêu chuẩn kỹ thuật vì luật này có nêu rõ nếu như không có Quy chuẩn Việt Nam cho sản phẩm đó thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở và chứng nhận hợp chuẩn để quản lý chất lượng.

Thực tế, khi doanh nghiệp tiến hành công bố thực phẩm phù hợp an toàn vệ sinh thực phẩm để bán sản phẩm ra thị trường thì rất khó khăn, thời gian để tiến hành một hồ sơ công bố chất lượng thực phẩm nhập khẩu, sản xuất trong nước rất dài. Theo quy định là 15 ngày làm việc đối với thực phẩm, 30 ngày làm việc đối với thực phẩm chức năng. Nhưng trên thực tế hồ sơ có thể kéo dài từ 2-4 tháng là điều bình thường do khi làm hồ sơ còn phải sửa đổi nhiều lần và mỗi lần sửa đổi thì thời gian cấp phép lại được tính lại từ đầu.

Website Cục An Toàn Thực Phẩm
Website Cục An Toàn Thực Phẩm

Bài viết trên đây, Luật Việt Tín cung cấp cho quý khách hàng những thông tin về việc kiến nghị sửa đổi 38/2017/NĐ-CP  của VASEP. Hi vọng rằng, các kiến nghị này sẽ góp phần sửa đổi nghị định mới theo hướng có lợi hơn đối với doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp có một cơ chế thông thoáng để doanh nghiệp có thể yên tâm sản xuất kinh doanh.