Nhà đầu tư bắt đầu để ý đến đầu tư lĩnh vực đường sắt

Hiện nay hệ thống giao thông đường sắt của Việt Nam đã quá cũ kỹ và rất lạc hậu, cần có cuộc cải tiến thực sự. Tuy nhiên từ trước đến nay, ngành đường sắt chưa được ngân sách nhà nước chú trọng đầu tư trong khi đó, đây là một ngành đóng vai trò quan trọng trong giao thông vận tải. Mặc dù chủ trương xã hội hóa đường sắt đã có từ lâu nhưng đến nay vẫn chỉ dừng lại ở mức mới hình thành và hứa hẹn.

Huy động mọi nguồn lực

Như đã nói, ngân sách nhà nước chưa chú trọng đầu tư vào ngành đường sắt và dù hiện nay đã có cải biến nhưng để ngành đường sắt thực sự đổi mới cần phải có sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân. Hiện nay đã có không ít nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực đường sắt và xin cấp giấy phép đầu tư nhưng vẫn chưa có hiệu quả rõ rệt trong hợp tác. Do đó, ngành cần phải có các chính sách hấp dẫn để thu hút đầu tư tư nhân thành công.

Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) – Ông Vũ Anh Minh khẳng định, nếu việc xã hội hóa đường sắt được thực hiện quyết tâm đồng thời vận dụng các cơ chế một cách linh hoạt thì sẽ mang lại hiệu quả cao. Ông cũng cho biết hiện nay Thường vụ, BCH Đảng bộ và HĐTV Tổng công ty ĐSVN đã xây dựng và ban hành nghị quyết cũng như các sách lược quan trọng để tái cơ cấu năng lực sản xuất kinh doanh.

Về lĩnh vực xã hội hóa, ĐSVN sẽ tập trung tái cơ cấu nguồn vốn. Cụ thể vốn nhà nước sẽ được đem vào đầu tư kết cấu hạ tầng để đảm bảo hoạt động chạy tàu như xây dựng, sửa sang nhà ga, đường tàu… ĐSVN đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc Bộ GTVT dành 7.000 tỷ đồng từ ngân sách 2017 – 2020 để đầu tư vào hạ tầng đường sắt nhằm mục tiêu nâng cao năng lực khai thác lên 25 đôi tàu/ngày đêm và 25 toa trên mỗi đoàn tàu. 7.000 tỷ đồng này là vốn cần thiết để khôi phục lại cơ sở hạ tầng đường sắt và nâng cao năng lực thông qua để tới năm 2021 nâng cao năng lực thông qua lên gấp 2 lần.

Nhà đầu tư bắt đầu để ý đến đầu tư lĩnh vực đường sắt

Như vậy hạ tầng đã được đảm bảo và vấn đề đặt ra lúc này đó là sự kết nối giao thông, kho bãi. Trước vấn đề đó, ĐSVN đã phối hợp với Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đầu tư 2 cảng cạn ICD Sóng Thần và Đông Anh. Cụ thể, ĐSVN sẽ đầu tư và nâng cấp hệ thống đường sắt trong khõ bãi còn Tân Cảng SG sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng và phương tiện bốc xếp để thao tác xếp dỡ hàng hóa được thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm đồng thời tăng kết nối giữa kho hàng với hậu phương. Khi dự án này thành công, vận tải hàng khối lớn bằng container giữa hai miền Bắc – Nam sẽ có cơ hội lớn.

Hiện nay, mọi thiết bị và phương tiện của ĐSVN đều đã quá cũ và lạc hậu nên cần phải đầu tư, nâng cấp. Nhận thức rõ điều này, ĐSVN đã làm việc với các tổ chức tín dụng để huy động vốn đầu tư cho 100 đầu máy mới, trong đó 50 đầu máy sẽ được đấu thầu rồi mua từ nước ngoài còn 50 đầu còn lại sẽ nhập vật tư về lắp ráp trong nước.

Từ đầu năm 2017 đến nay, ĐSVN đã đóng mới hoàn toàn 2 đoàn tàu và đặt mục tiêu từ nay đến cuối năm sẽ đầu tư thêm tiếp 4 đoàn tàu để phục vụ hành khách. Đến năm 2018 ĐSVN dự kiến sẽ đầu tư thêm 10 – 15 đoàn tàu mới để thay thế dần những đoàn tàu đã cũ. Song song với đó, các đoàn tàu cũ cũng sẽ được cải tạo và nâng cấp để nâng cao chất lượng dịch vụ. Để đạt được điều đó, ĐSVN sẽ sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển của đơn vị và các nguồn vay tín dụng. Mỗi hạng mục đầu máy và toa xe sẽ lên đến khoảng 2.000 tỷ đồng.

Công tác bảo dưỡng, bảo trì trang thiết bị là vấn đề vô cùng quan trong trong ngành đường sắt, nhất là giai đoạn triển khai các hạng mục mới. Hiện ĐSVN đang làm việc với một số đối tác nước ngoài để tiếp cận nguồn vốn ODA cho đầu tư máy móc, tăng tỷ lệ thi công bằng máy để có chất lượng đường sắt tốt hơn đồng thời giảm thiểu lao động thủ công. Khó khăn mắc phải lúc này là đặc thù khổ đường đơn 01m khiến việc thi công gặp nhiều trở ngại. Do đó cần phải quyết tâm cao, phải thay đổi từng khâu, từng việc.

Hành lang pháp lý thuận lợi từ Luật đường sắt

Luật đường sắt (sửa đổi) mới đây đã được Quốc hội thông qua và trở thành hành lang pháp lý thuận lợi cho ngành đường sắt đổi mới, phát triển.

Luật đã tạo điều kiện cho các nhà ga lớn vừa phục vụ hành khách, vừa vận hành chạy tàu lại vừa mở rộng đầu tư trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê cũng như nhiều chức năng khác.

Luật cũng có nhiều cơ chế ưu đãi mới, giúp ĐSVN làm chủ công nghệ sửa chữa và đóng mới các toa tàu. Hiện nay ĐSVN đang kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động nhà máy xe lửa Gia Lâm và Dĩ An để nâng 2 đơn vị này lên tầm trung trong khu vực. Đây là bước đi mang tính chất chiến lược, tiến tới chuẩn bị cho đường sắt tốc độ cao.

Bên cạnh Luật đường sắt mới sửa đổi thì Chính phủ Việt Nam cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thay đổi giấy chứng nhận đầu tư.

Về công tác đào tạo, ĐSVN cũng xúc tiến kêu gọi đầu tư vào hệ thống Trường Cao đẳng nghề Đường sắt để đảm bảo nguồn nhân lực cung ứng trong thời gian tới.

Đặc biệt trong tháng 7 này, ĐSCN và Tân Cảng Sài Gòn sẽ cho chạy thí điểm một số tuyến vận tải hàng hóa và tính toán hiệu quả cũng như có những điều chỉnh hợp lý. Hiện nay đã thấy được những hiệu quả rõ rệt và hy vọng trong thời gian tới, ngành đường sắt sẽ giải quyết đượng những khó khăn, bước vào thời kỳ tăng trưởng và phát triển.