Những điều cần biết về văn phòng và chi nhánh đại diện

Những điều cần biết về văn phòng và chi nhánh đại diệnNhà đầu tư nước ngoài khi tìm đến với dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài thường sẽ tìm kiếm thị trường tiềm năng, bên cạnh đó cũng là cơ sở cho việc thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện. Tuy nhiên khía cạnh này còn khá mới mẻ với một số nhà đầu tư khi đi vào hoạt động thực tiễn. Dưới đây sẽ là những chia sẻ của chuyên viên tư vấn để giúp bạn có thể hiểu hơn về vấn đề này.

Khái niệm

Trước khi tìm hiểu các vấn đề liên quan đến việc thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện, sẽ là khái niệm của hai mô hình tổ chức kinh tế này.

Văn phòng đại diện là một đơn vị phụ thuộc của công ty nước ngoài mà công ty đó không đặt trụ sở chính tại Việt Nam, được thành lập và tiến hành các hoạt động tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại, nằm trong những quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam cho phép.

Chi nhánh được hiểu là một đơn vị phụ thuộc của những thương nhân nước ngoài, công ty nước ngoài, được thành lập để hoạt động thương mại, du lịch theo quy đinh của pháp luật Việt Nam, nhằm hướng đến sự thu lợi trực tiếp.

Điều kiện cấp phép thành lập VPĐD chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam

Để có thể thành lập văn phòng đại diện và chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, chủ đầu tư cần đảm bảo những điều kiện sau đây:

Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp pháp luật nước ngoài có quy định thời hạn Giấy đăng kỷ kinh doanh của thương nhân nước ngoài.

– Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:

Được công nhận hợp pháp bởi pháp luật nước nơi mà thương nhân đó thành lập

Kể từ khi thành lập hoặc tiến hành đăng ký kinh doanh, đã hoạt động từ 5 năm trở lên

– Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:

Được công nhận hợp pháp bởi pháp luật nước nơi mà thương nhân đó thành lập

Kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở nước của thương nhân đã hoạt động từ 1 năm trở lên

Chức năng của văn phòng đại diện và chi nhánh

Văn phòng đại diện và chi nhánh có những chức năng nhất định, vì bản chất nó cũng là một tổ chức kinh tế như việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, nhằm bảo đảm sự hoạt động bình thường được quy định tại luật đầu tư, đồng thời bảo đảm quyền lợi cho chủ đầu tư.

– Văn phòng đại diện: Có chức năng chính là thực hiện như một trung gian, nhằm tìm hiểu thị trường, tìm cơ hội đầu tư cho chủ đầu tư nước ngoài

– Chi nhánh: Thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ, trừ những ngành dịch vụ liên quan đến việc thành lập chi nhánh trong lĩnh vực đó được pháp luật quy định. Nếu như muốn hoạt động trong những ngành nghề pháp luật quy định có điều kiện thì phải đáp ứng được những điều kiện đó.

Về người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện

Những người đứng đầu này có vai trò khá giống với người đứng đầu của doanh nghiệp tại Việt Nam. Phải đứng ra chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh, văn phòng đó trước thương nhân nước ngoài xét theo quyền hành được ủy nhiệm.

Khi người này xuất cảnh khỏi Việt Nam, phải tiến hành ủy quyền lại cho một người khác tiếp tục thực hiện những công việc của mình, khi tiến hành ủy quyền phải được thông qua thương nhân đó.

Những người đảm nhận vai trò đứng đầu này phải thỏa mãn những điều kiện của thương nhân nước ngoài và không được đảm nhận một số chức ụ, vị trí được quy định theo luật pháp Việt Nam.

Với những chia sẻ này, hi vọng bạn đã có thể hiểu thêm về bản chất của văn phòng đại diện và chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận