Những lưu ý khi nhập khẩu thực phẩm về đóng gói tại Việt Nam

Hiện nay, vấn đề thực phẩm và an toàn thực phẩm đang là vấn đề cấp thiết được toàn xã hội quan tâm. Làm thế nào để nhà nhập khẩu và nhà sản xuất có được niềm tin từ người tiêu dùng đối với sản phẩm doanh nghiệp đang kinh doanh? Vì thực phẩm trên thị trường tràn ngập phân khúc thị phần như hàng nhập khẩu 100%, hàng sản xuất trong nước, hàng nhập nguyên liệu về đóng gói tại Việt Nam. Luật Việt Tín xin chia sẻ với Quý khách hàng một số lưu ý khi nhập khẩu thực phẩm về đóng gói tại Việt Nam.

Riêng đối với sản phẩm này doanh nghiệp cần phải đặc biệt lưu ý đến các giấy phép để có thể triển khai dự án này thành công, không vướng mắc gì trong suốt quá trình lưu thông hàng hóa. Sản phẩm được đóng gói tại Việt Nam cần phải thông qua các bước sau:

Thực hiện công bố nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam

Trước tiên doanh nghiệp cần phải thực hiện việc xin số công bố sản phẩm cho nguyên liệu nhập về khi đó mới có thể thông quan để đưa hàng hóa về đóng gói lại. Cụ thể:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ công bố cho sản phẩm nguyên liệu nhập khẩu.

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm chi tiết nguyên liệu thực phẩm.
  • Kiểm nghiệm sản phẩm do nhà máy sản xuất cung cấp nếu kiểm nghiệm đó kiểm đủ các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu vi sinh, chỉ tiêu kim loại nặng theo quy định của Việt Nam và do phòng kiểm nghiệm có chứng nhận ISO 17025 kiểm định.
  • Giấy chứng nhận ISO 22000 và HACCP.
Cần làm gì khi nhập khẩu thực phẩm về đóng gói tại Việt Nam?

Chú ý: Đối với trường hợp nhà sản xuất không cung cấp được kiểm nghiệm hợp lệ theo quy định của pháp luật Việt Nam thì doanh nghiệp yêu cầu nhà sản xuất gửi mẫu về Việt Nam để kiểm tại các phòng Lab được Bộ y tế Việt Nam công nhận. Sản phẩm gửi về Việt Nam doanh nghiệp chỉ cần xin giấy công văn giải tỏa hàng mẫu xuất trình cho Hải Quan để lấy hàng mẫu về.

Bước 2: Thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm.

Kiểm nghiêm theo chỉ tiêu của nguyên liệu thực phẩm gồm có:

2.1. Các chỉ tiêu cảm quan:

– Trạng thái: …

– Màu sắc:  …

– Mùi vị: ….

2.2. Các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu:

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Mức công bố
1. Hàm lượng Đường tổng số % ….
2. Hàm lượng Gluxit % ….
3. Độ Brix ….

2.3. Các chỉ tiêu vi sinh vật:

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Mức tối đa
1 Tổng số vi sinh vật hiếu khí CFU/g 104
2 Coliforms CFU/g 10
3 E.coli CFU/g 3
4 S.aureus CFU/g 10
5 Salmonella CFU/25g 0    
6 B.cereus CFU/g 10
7 Cl.perfringens CFU/g 10
8 Tổng số bào tử nấm men-mốc CFU/g 102

2.4. Hàm lượng kim loại nặng:

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Mức tối đa
1 Thuỷ Ngân (Hg) ppm 0,05
2 Chì (Pb) ppm 2,0
3 Cadimi (Cd) ppm 1,0
4 Asen (As) ppm 1,0

2.5. Hàm lượng hóa chất không mong muốn (hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất khác).

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Mức tối đa
1. Hàm lượng Aflatoxin B1B2G1G32 μg/kg 15
2. Hàm lượng Aflatoxin B1 μg/kg 5
3. Hàm lượng Diphenylamin μg/kg 0,5
4. Hàm lượng Propargit μg/kg 0,3
5. Hàm lượng Patulin μg/kg 50
6. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với phần 8.2: Giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm của Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm Sinh học và Hóa học trong thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế.

Tùy vào từng nguyên liệu cụ thể phần chỉ tiêu kiểm nghiệm có sự khác nhau khi lên chỉ tiêu. Doanh nghiệp cần tư vấn cụ thể vui lòng liên hệ để Luật Việt Tín tư vấn cụ thể.

Bước 3: Nộp hồ sơ, nhận kết quả.

Đối với sản phẩm nguyên liệu nhập khẩu hồ sơ được nộp tai Cục An toàn thực phẩm thông qua hình thức nộp online tại website: congbosanpham.vfs.gov.vn. Kết quả doanh nghiệp nhận được cũng từ tài khoản doanh nghiệp đã được cấp.

Xem thêm: “Những quy định của pháp luật về việc công bố thực phẩm nhập khẩu. Tìm hiểu về quy định và dịch vụ công bố thực phẩm nhập khẩu.

Thực hiện công bố sản phẩm thành phẩm sản xuất sau đóng gói

Bước 1: Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở đóng gói.

Sở công thương là cơ quan thực hiện cấp phép Giấy chứng nhận cho cơ sở đóng gói.

Bước 2: Kiểm nghiệm sản phẩm.

Bước 3: Soạn thảo hồ sơ và đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ.

Hồ sơ được lập thành 02 bản và nộp tại Sở y tế nơi doanh nghiệp có trụ sở chính. Hình thức nộp hồ sơ vẫn áp dụng như cũ là hình thức nộp qua một cửa và kết quả nhận được là bản vàng.

Lưu ý: Đối với những sản phẩm nhập nguyên liệu về đóng gói doanh nghiệp cần phải lưu ý công bố thành 02 giai đoạn: Công bố cho nguyên liệu nhập khẩu và công bố cho thành phẩm sau đóng gói. Và đặc biệt lưu ý đến nhãn mác doanh nghiệp sử dụng để bao gói thành phẩm sau cùng. Nhãn bằng tiếng Việt được xin cấp phép để lưu hành tại nội địa Việt Nam do đó phải tuân thủ đầy đủ quy định về ghi nhãn sản phẩm theo Nghị Định 43/2017.

Đóng gói sản phẩm nhập khẩu đơn giản cùng Luật Việt Tín
Đóng gói sản phẩm nhập khẩu đơn giản cùng Luật Việt Tín

Quý khách hàng có thắc mắc gì vui lòng liên hệ với Việt Tín để được tư vấn cụ thể!